| Hotline: 0983.970.780

'Thượng điền tích thủy, hạ điền khan'

Thứ Năm 11/05/2017 , 09:09 (GMT+7)

"Thượng điền tích thuỷ, hạ điền khan", câu phương ngôn tưởng như xa lạ ấy đang trở thành hiện thực ở nhiều địa phương trong nước ta.

Hiện tại thượng nguồn các dòng sông, các con suối, đang tiến hành ngăn đắp để làm hàng loạt công trình thuỷ điện. Khi thượng nguồn tích nước các tua bin chạy sản xuất ra dòng điện, lượng nước đổ về hạ nguồn ngày một ít hơn, trong khi nhu cầu nước phục vụ sản xuất ở vùng hạ nguồn ngày một lớn hơn.

08-31-08_dsc08557
Thủy điện Chi Khê ngăn dòng sông Lam bị khô cạn

Nước bơm dùng để tưới tiêu cho cây trồng, nước bơm phục vụ cho các nhà máy, nước bơm phục vụ sinh hoạt... tất cả đều lấy ở các con sông. Chỉ tính trên sông Lam, con sông lớn nhất của Nghệ An, riêng đoạn sông dài chưa đến 60 km từ thuỷ điện Bản Vẽ huyện Tương Dương đến thị trấn Con Cuông đã có tới 5 nhà máy thuỷ điện đang thi công. Sông Lam mấy năm nay ngày càng khô cạn, mà nguyên nhân chủ yếu do tích nước ở thượng nguồn.

Khi nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ bắt đầu tích nước, nguồn nước chảy về xuôi ngày càng hạn chế! Chưa kể nay mai khi thuỷ điện Khe Bố, Khe Thơi, Khe Choang đồng loạt ngăn sông và thủy điện Chi Khê sắp làm thì chắc chắn sông Lam còn cạn kiệt hơn nữa, nhất là mùa khô, khi thượng nguồn không có mưa lớn.

Trước đây cùng với tuyến giao thông đường bộ, sông Lam là tuyến giao thông thuỷ lớn cung cấp vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm cho chiến trường Lào, thì nay gần như tê liệt do sông cạn, nhiều đoạn sông trơ đá sỏi có thể lội bộ qua một cách dễ dàng. Chưa nói đến sự ngăn đập, tích nước, cả hàng tỷ tỷ mét khối nước treo trên thượng nguồn cũng là một ẩn hoạ khó lường, đe doạ sinh mạng và sự sống của cả hàng chục triệu người hạ nguồn.

Cùng với biến đổi khí hậu do trái đất nóng lên làm cho nước biển dâng cao, gây ngập lụt nhiều nơi ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống thì xâm nhập mặn đã ảnh hưởng lớn đến nguồn nước sinh hoạt và cả sự sinh trưởng phát triển của cây trồng do các con sông, con suối được ngăn đắp để làm thuỷ điện.

08-31-08_dsc00061
Sông Lam đoạn qua thị trấn Con Cuông từ khi thuỷ điện Bản Vẽ tích nước trở nên khô cạn, trơ cả đá

Khi nguồn nước từ các sông suối đổ về biển ngày một ít đi, nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt của nhân dân cũng bị ảnh hưởng, nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp cũng khô cạn! Thiếu nước, cây trồng không phát triển? Thiếu nước ảnh hưởng đến sự sống của cả trái đất, tất cả đang đặt ra câu hỏi: Có nên phát triển nhiều nhà máy thuỷ điện không? Xin dành câu hỏi này cho các nhà hoạch định chính sách năng lượng năng trả lời hộ!

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.