| Hotline: 0983.970.780

Thương hiệu Khuyến nông 'A còng'

Thứ Tư 25/10/2023 , 10:50 (GMT+7)

Thương hiệu Khuyến nông ‘A còng’ 18 năm qua là cầu nối, địa chỉ tin cậy tư vấn kiến thức, kỹ thuật, công nghệ mới, đồng hành cùng bà con nông dân trên cả nước.

Diễn đàn Khuyến nông @ Công nghệ đầu tiên có nông dân tham gia trực tiếp. 

Diễn đàn Khuyến nông @ Công nghệ đầu tiên có nông dân tham gia trực tiếp. 

Hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất là nhiệm vụ chính của công tác khuyến nông từ trung ương đến địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả ở vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Thực hiện chủ trương đó, ngày 18/8/2005, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Báo Nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng Chuyên mục "Khuyến nông & Công nghệ” trên trang Khuyến nông - Báo Nông nghiệp Việt Nam nhằm từng bước trang bị kiến thức cần thiết để giúp nông dân sản xuất hiệu quả, bền vững.

Ngày 14/9/2005 tại TP.HCM, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Báo Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt Ban cố vấn Chuyên mục "Khuyến nông & Công nghệ" với sự tham gia của 15 nhà khoa học. Chủ đề đầu tiên là “Những vấn đề sản xuất nông nghiệp trong mùa lũ” đã được ra mắt bạn đọc trên số báo ra cùng ngày.

Phát triển ý tưởng từ chuyên mục Khuyến nông & Công nghệ, với mong muốn tạo một diễn đàn cho bà con nông dân được tiếp cận, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các nhà quản lý và chuyên gia đầu ngành, ngày 2/11/2005 tại tỉnh Vĩnh Long, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức diễn đàn đầu tiên với chủ đề “Sản xuất lúa chất lượng cao”.

Các hoạt động trình diễn kỹ thuật khuyến nông ngoài đồng ruộng.

Các hoạt động trình diễn kỹ thuật khuyến nông ngoài đồng ruộng.

Diễn đàn có sự tham gia của gần 150 đại biểu, trong đó 40% là nông dân sản xuất lúa. Từ diễn đàn này, thương hiệu Khuyến nông @ Công nghệ đã ra đời. Thương hiệu này đã trở nên quen thuộc và được bà con nông dân gọi dân giã là “A còng”.

Ký tự “@” đã thay cho dấu “&” với ý nghĩa khuyến nông là cầu nối, chuyển tải kiến thức, kỹ thuật, công nghệ mới cho nông dân, đồng thời đây cũng là ký tự mang ý nghĩa của khoa học công nghệ.

Tiếp nối thành công của diễn đàn đầu tiên, năm 2006, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cùng Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với các địa phương tổ chức 12 diễn đàn tại các tỉnh phía Nam. Các diễn đàn đã có sức lan tỏa rộng lớn tới các tỉnh phía Bắc.

Đáp ứng nguyện vọng của bà con nông dân, từ đó đến nay, mỗi năm, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đều duy trì tổ chức hơn 20 Diễn đàn Khuyến nông. Năm 2010, Diễn đàn Khuyến nông @ Công nghệ được đổi tên thành Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với ý nghĩa khuyến nông không chỉ chuyển giao khoa học công nghệ mà còn chú trọng đến quản lý, gắn sản xuất với thị trường, phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Diễn đàn đầu tiên sau khi đổi tên có chủ đề “Trồng xen ca cao trong vườn điều” tổ chức tại tỉnh Bình Phước, ngày 20/3/2010.

Trải qua gần 20 năm, thương hiệu “A còng” khuyến nông đã trở nên thân thuộc với hệ thống khuyến nông và bà con nông dân trên mọi miền Tổ quốc. Hệ thống khuyến nông từ trung ương đến địa phương hằng năm đều tổ chức diễn đàn ở các quy mô vùng, tỉnh, huyện.

Ở trung ương, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức trên 350 diễn đàn với nhiều chuyên đề theo các lĩnh vực và nhu cầu thực tế sản xuất, bao gồm: Chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, thủy sản, cơ giới hóa nông nghiệp và ngành nghề nông thôn. Hoạt động này thu hút trên 100.000 người tham dự, trong đó trên 70% là nông dân sản xuất. Thông qua các diễn đàn, những chủ trương, định hướng đã được người dân đón nhận và tạo thành các phong trào lớn.

Trưng bày giới thiệu sản phẩm khuyến nông tại các diễn đàn.

Trưng bày giới thiệu sản phẩm khuyến nông tại các diễn đàn.

Bên cạnh các mô hình cách đồng 50 triệu đồng/ha/năm, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức 28 diễn đàn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi; hướng dẫn tìm các giải pháp canh tác hiệu quả, bền vững. Cùng với đó, hàng nghìn bài báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đã tạo thành phong trào sâu rộng, nâng giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất canh tác tăng từ 10,5 triệu đồng (1995) lên 42,7 triệu đồng/ha (2010) và 95 triệu đồng năm 2020. 

Những diễn đàn tổ chức trong hội trường, đến những diễn đàn ngoài đồng ruộng (đầu bờ, đầu chuồng) và những diễn đàn online thời Covid-19 đã trở thành địa chỉ tin cậy tư vấn sản xuất cho người nông dân.

Thương hiệu “A còng” cùng những hoạt động khác trong công tác thông tin tuyên truyền khuyến nông thời gian qua đã khuyến khích phát triển nông nghiệp, nâng cao nhận thức và vai trò nông dân, nông nghiệp, nông thôn, cung cấp sáng kiến cho công cuộc tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng nông thôn mới, mở rộng giao lưu hợp tác lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam với thế giới.

Xem thêm
Nuôi đuông cọ '1 vốn 9 lời'

PHÚ THỌ Vốn chỉ được tìm thấy bên trong thân cây cọ nhưng hiện nay, đuông cọ đã được người dân nhân giống, phát triển thành mô hình chăn nuôi mới, hiệu quả cao.

Tuân thủ phác đồ điều trị bệnh trên tôm hùm

KHÁNH HÒA Người nuôi cần tuân thủ điều trị bệnh cho tôm hùm theo đúng phác đồ đã được cơ quan nhà nước công nhận và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Vùng khó Kông phát triển mạnh cây ăn quả đặc sản

GIA LAI Mạnh dạn chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang cây ăn quả đặc sản, nhiều hộ dân huyện Kông Chro đã nâng cao thu nhập gấp 2 - 3 lần trước đây.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm