| Hotline: 0983.970.780

Vụ "Doanh nghiệp khai thác quặng khiến nhà dân nứt toác":

Tiềm ẩn nguy cơ sụt lún xung quanh

Thứ Tư 16/10/2019 , 13:15 (GMT+7)

Việc Công ty Cổ phần đầu tư Vạn Thắng và Công ty TNHH Xây dựng Lan Anh khai thác quặng ở thôn Phú Hùng (xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, Lào Cai) đang khiến nhà của những hộ dân ở thôn này nứt toác. Nghiêm trọng hơn là khu vực trồng rừng của những hộ dân ở đây cũng bắt đầu sụt lún.

16-44-03_img_4571
Mỏ quặng lộ thiên.

Gần khu vực khai thác quặng tại thôn Phú Hùng là đồi canh tác của bà con dân tộc khai phá từ lâu. Sau khi những người khai hoang lên đây thì được tiếp quản và trồng rừng.

Người dân cho biết, từ ngày những công ty vào khai thác quặng, khu đồi xuất hiện các vết nứt và xảy ra sụt lún. Từ xa quan sát cũng dễ dàng nhìn thấy những mảng đất lớn tiếp giáp khu khai thác quặng bị sạt xuống.

Lối lên đồi được cắm biển cảnh báo "Khu vực công trường, nguy hiểm sạt đất, cấm vào” nhằm ngăn không cho người qua lại cũng như chăn thả trâu bò ở đây. Tuy vậy, chúng tôi vẫn quyết leo lên để khảo sát mức độ ảnh hưởng do khai thác quặng như thế nào. Khi lên tới lưng chừng đồi, các vết nứt nẻ có thể đút vừa chân người bắt đầu xuất hiện. Càng lên cao các vết nứt càng lộ rõ và chằng chịt, đặc biệt là ở phía đồi gần với những công ty này đang khai thác quặng.

Đặc biệt, phía trên đỉnh đồi có thể quan sát rõ sự sụt lún. Quả đồi gần như được chia cắt thành 2 phần bởi vết đứt gãy kéo dài hàng trăm mét.

Một người dân dẫn chúng tôi lên quả đồi này cho biết, tình trạng sạt lở mới xuất hiện hồi đầu năm. Đây là phần đất rừng trồng keo, mỡ, bồ đề của gia đình nhà ông Thái, ông Sử, ông Vinh, ông Ngân và đều là người ở thôn Phú Hùng. Sau khi sự việc xảy ra, phía công ty khai thác quặng đã trả một phần tiền gọi là hỗ trợ nứt lún cho người dân chứ không bồi thường. Tuy nhiên, cho tới nay không ai dám đặt chân vào canh tác ở khu vực này vì lo ngại sụt lún bất ngờ xảy ra.

Cũng theo người dân ở đây, lo ngại nhất là khi mưa xuống nước trôi vào các kẽ nứt và tiếp tục xảy ra sạt lở lớn. Khi đó, không chỉ là mất đất sản xuất mà có thể những cây trồng lâu năm cũng bị vùi lấp theo.

Ngay tháng 9 vừa qua, bất ngờ đất đá sạt xuống vùi lấp 3 chiếc máy xúc của những công ty khai thác quặng. Rất may sự việc xảy ra vào giờ nghỉ trưa nên không có thiệt hại về người, nhưng rõ ràng việc khai thác quặng không đảm bảo an toàn lao động. Ngoài ảnh, người dân còn cung cấp clip cho chúng tôi về việc những công ty này đào bới trục vớt 3 chiếc máy xúc bị vùi sâu trong đất.

Trở lại nguyên nhân gây nứt nhà của những hộ dân ở thôn Phú Hùng, theo người dân ngoài do những công ty khai thác quặng quá sâu còn do đánh mìn và dùng búa máy.

Đáng thương nhất là hoàn cảnh của gia đình ông bà Vũ Văn Tô và Nguyễn Thị Thủy. Ông bà sống trong căn nhà cấp 4 ọp ẹp. Từ khi những vết nứt toác bắt đầu xuất hiện ở giữa nhà thì cửa nhà không thể đóng lại. Trong khi ông Tô mắc bệnh tâm thần, nên khi thấy cửa không đóng là ông bỏ đi lang thang khiến gia đình, họ hàng đi tìm rất vất vả.

16-44-03_img_4770
Đất nứt, lở mà người dân cho rằng do khai thác quặng gây ra.

Còn chị Phạm Thị Hoàn cho hay, năm ngoái nhà chị được một cán bộ công ty khai thác tới mặc cả việc bồi thường do viên ngói vỡ khi nổ mìn đá rơi xuống làm thủng. May mà lúc đó không có ai ở nhà. Cuối cùng, 2 bên thống nhất bồi thường 300 nghìn đồng, thay vì 200 nghìn đồng như bên cán bộ công ty khai thác đưa ra.

Về vấn đề những công ty này có nổ mìn khi khai thác, ông Lưu Hoàng Điểu - Phó Chủ tịch xã Gia Phú - khẳng định rằng “lâu rồi không nổ mìn”.

Trước sự việc trên, PV liên hệ ông Bạch Quang Thành - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư Vạn Thắng - để làm rõ nội dung đánh giá tác động môi trường ĐTM của việc khai thác quặng, giấy phép nổ mìn. Tuy nhiên, ông Thành lòng vòng rằng, không có đánh giá tác động môi trường thì làm sao công ty được phép khai thác... rồi gác máy.

Ông Vũ Văn Ngân, một hộ gia đình trong thôn Phú Hùng cho biết, người dân chân lấm tay bùn, vất vả lắm mới có được căn nhà nhưng nay nhà bị nứt do khai thác quặng, vừa lo mất tiền còn lo cả sự an toàn cho các thành viên trong gia đình. Gia đình đã gửi đơn đi khắp nơi nhưng chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.

Trước đó, ngày 3/10, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã có bài phản ánh “Doanh nghiệp khai thác quặng khiến nhà dân nứt toác”. Sau khi báo đăng tải bài viết trên, ông Lưu Hoàng Điểu - Phó Chủ tịch xã Gia Phú đã xuống nhà những hộ dân ở đây để tiếp tục nắm bắt tình hình.

Lý giải việc chỉ Công ty Cổ phần đầu tư Vạn Thắng có giấy phép khai thác quặng nhưng lại xuất hiện cả Công ty TNHH Xây dựng Lan Anh vào cùng khai thác, ông Phạm Văn Tùng - Chủ tịch xã Gia Phú - cho hay, "thực ra 2 công ty là 1, như kiểu Công ty Lan Anh mua lại cổ phần của Công ty Vạn Thắng”.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm