| Hotline: 0983.970.780

Tìm hiểu về hoa Ưu Đàm

Thứ Tư 20/06/2012 , 10:43 (GMT+7)

Gần đây nghe nói có loại hoa gọi là hoa Ưu Đàm mà 3.000 năm mới nở một lần. Không rõ có đúng như vậy không?

* Gần đây nghe nói có loại hoa gọi là hoa Ưu Đàm mà 3.000 năm mới nở một lần. Không rõ có đúng như vậy không?

Lê Thanh Hà, Kim Sơn, Ninh Bình

Theo thông tin trên mạng Kiến thức.net.vn thì trong Từ điển Phật học Hán Việt ghi rõ hoa Ưu Đàm, tiếng Phạn là Udumbara, Trung Quốc dịch là Ô-đàm, gọi đầy đủ là Ưu-dam-bát-la, Ô-đàm-bạt-la, Ô-đàm-bát-la, Uất-đàm, Ưu-đàm-bát hoa, gọi tắt là Đàm hoa, dịch nghĩa là hoa Linh thụy (điềm lành linh thiêng), hoa Thụy ứng (hoa ứng hiện điềm lành), hoa Không khởi.

Cây Ưu Đàm không thuộc loại hoa quả, mọc ở các nơi như núi Himalaya, cao nguyên Đê-can… Thân cây cao hơn một trượng (1 trượng = 3,33 m) lá có hai thứ: Một thứ phẳng trơn, một thứ thô nhám, cả hai thứ đều dài khoảng 4,5 tấc (1 tấc = 3,33 cm), nhọn đầu. Hoa lưỡng tính rất bé, mọc kín ở lõm sâu trong đài hoa nên thường nhầm là loại cây không hoa. Hoa xếp như nắm tay hoặc như ngón tay cái, thành chùm hơn chục đóa, ăn được nhưng vị không ngon.


Hình ảnh về hoa Ưu Đàm tràn ngập trên mạng

Ngay tại cuốn sách "Huyền Ứng Âm Nghĩa", quyển 21 mô tả về Ưu đàm: “Lá cây hoa này tựa như lá cây lê, quả to bằng nắm tay, vị ngọt, có hoa nhưng ít xuất hiện”. Còn trong kinh Kaakatthala số 90 thuộc Trung Bộ kinh (Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, ấn hành năm 1992), khi trả lời vua Pasenadi nước Kosala, Đức Phật có nhắc đến cây Udumbara (cây Ưu Đàm) như sau: "Thưa Đại Vương, ta nói không có sự khác biệt gì về phương diện giải thoát đối với giải thoát. Ví như, một người đem củi khô từ cây Saka lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện. Và một người khác đem cây củi khô từ cây Sala lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện. Rồi một người khác đem cây củi khô từ cây Udumbara lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện. Đại Vương nghĩ sao về các loại cây dùng để nhen lửa, tuy khác nhau nhưng giữa ngọn lửa với ngọn lửa, giữa màu sắc với màu sắc, giữa ánh sáng với ánh sáng của chúng có khác biệt nhau không?".

Theo thầy Thích Minh Trí, Trụ trì chùa Phúc Lâm (Biên Hòa - Đồng Nai), đối với nhà Phật, thời gian nở của hoa Ưu Đàm là 3.000 năm/lần, mang ý nghĩa biểu tượng hơn là nghĩa thực của nó. Theo Từ điển Phật học Nhật- Anh (Daito Shuppansha, 1965), trong các kinh văn nhà Phật, hoa Ưu Đàm thường tượng trưng cho những gì hiếm có khác thường. Sự xuất hiện của Đức Phật hay của vị Kim Luân Vương/Chuyển Luân Thánh Vương là một sự kiện hiếm có, được ví như hoa Ưu Đàm rất hiếm khi nở bung ra mà kinh Tứ Thập Nhị Chương nói: "Sanh vào đời có Phật là khó - Sanh trực Phật thế nan".

Theo Wikipedia thì  Hoa Ưu Đàm xuất hiện trong các chương 2 và 27 của Diệu pháp liên hoa kinh, một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng nhất. Từ trong tiếng Nhật udonge (Ưu Đàm hoa) được thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền (1200-1253) sử dụng để nói tới hoa của cây Ưu đàm hoa trong chương 68 của Chính pháp nhãn tạng (shōbōgenzō). Đạo Nguyên đặt khung cảnh của hoa Ưu Đàm trong hoa thuyết pháp được Thích-ca Mâu-ni đặt trên đỉnh Kền kền.

Theo Wikipedia thì Phật giáo dùng từ Udumbara (theo tiếng Phạn, phiên âm theo chữ Hán là Ưu Đàm) chính là để chỉ cây, hoa và quả Sung (Ficus glomerata, còn gọi là Ficus glometara). Trong văn học Phật giáo thì cây và quả sung mang ý nghĩa hiếm có, ăn bám hoặc mang ý nghĩa của chủ nghĩa thần bí Vệ Đà. Udumbara còn dùng để chỉ loại hoa sen xanh (Nila udumbara)

Tóm lại Ưu Đàm chính là cây sung, một loài thực vật không thấy được hoa vì hoa và quả, hạt nằm rất nhiều bên trong phần đài cụm hoa mà khi phát triển lên ta nhầm tưởng là quả sung. Sung ra hoa trong khoảng tháng 5 tới tháng 7. Hoa đực và hoa cái cùng chỗ, màu trắng có cuống mảnh.

Chả có loại hoa nào 3.000 năm mới nở! Đó chỉ là huyền thoại trong Phật giáo. Cái mà ta nhầm tưởng là hoa Ưu Đàm có lẽ là một loài nấm sống hoại sinh trên các vật có bám ít nhiều một chất hữu cơ nào đó. Trông hình ảnh ta thấy tương tự như một loài trong chi nấm nhầy Arcyria.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm