| Hotline: 0983.970.780

Tìm sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai

Thứ Năm 29/08/2024 , 17:23 (GMT+7)

Quảng Bình Từ đầu năm đến nay, thiên tai đã làm hơn 80.630ha lúa, hoa màu, cây trồng thiệt hại; trên 59.200 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi…

Ngày 29/8, tại thành phố Đồng Hới (Quảng Bình), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) và Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Bình tổ chức diễn đàn “Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng”.

Diễn đàn 'Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng' được tổ chức tại tỉnh Quảng Bình. Ảnh: T. Đức.

Diễn đàn “Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng” được tổ chức tại tỉnh Quảng Bình. Ảnh: T. Đức.

Những năm gần đây, biến đổi khí hậu gây ra các loại hình thiên tai cực đoan nhiều hơn, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.

Từ đầu năm đến nay, thiên tai đã làm hơn 80.630ha lúa, hoa màu, cây trồng bị thiệt hại; trên 59.200 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; gần 2.280ha nuôi trồng thủy sản thiệt hại.

Các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng và thiệt hại từ các loại hình thiên tai, trong đó nhiều nhất là bão, lũ lụt, ngập úng.

Các đại biểu tham quan trang trại Đức Thành trồng tre lục trúc lấy măng tại xã Hoà Trạch, huyện Bố Trạch. Ảnh: T. Đức.

Các đại biểu tham quan trang trại Đức Thành trồng tre lục trúc lấy măng tại xã Hoà Trạch, huyện Bố Trạch. Ảnh: T. Đức.

Tại diễn đàn, các đại biểu đã hướng đến những giải pháp kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu, xem đó là những nhiệm vụ quan trọng để các tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả, bền vững.

Cũng trong khuôn khổ diễn đàn, các đại biểu đã tham quan trang trại Đức Thành (xã Hòa Thạch, huyện Bố Trạch) trồng tre lục trúc lấy măng.

Đây là mô hình tiêu biểu cho việc chuyển đổi cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng chống thiên tai của tỉnh.

Cây tre thấp, thân dẻo, chống chịu được gió bão. Lá tre khép tán cũng hạn chế được việc đất đồi bị rửa trôi, xói lở. Mỗi ha đất trồng được 1.000 gốc tre lấy măng và phát triển thành khóm 20 - 30 cây.

Trung bình mỗi khóm tre cho thu hoạch từ 15 - 30kg măng tươi, cho thu nhập khoảng 600 triệu đồng/năm.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Nông dân Cao Phong chuyển đổi hàng ngàn bể phun thuốc vuông sang tròn

Hầu hết bể phun thuốc hình vuông sau một thời gian sử dụng đều bị nứt nhưng bể hình tròn thì không. Sáng kiến của ông Cường đã được hàng ngàn nhà vườn áp dụng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.