| Hotline: 0983.970.780

Tổ hội nghề nghiệp sản xuất cá lóc giống tiêu chuẩn toàn cầu

Thứ Sáu 22/07/2022 , 10:13 (GMT+7)

Huyện Châu Phú là cái nôi nuôi trồng thủy sản của tỉnh An Giang, trong đó sản xuất cá lóc giống tiêu chuẩn GlobalGAP là một trong những thế mạnh của địa phương.

Cá lóc giống sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP tại Tổ hội nghề nghiệp Mỹ Quý. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cá lóc giống sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP tại Tổ hội nghề nghiệp Mỹ Quý. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Những năm gần đây, do nhu cầu cung ứng về con cá lóc giống tăng cao, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện đã chuyển đổi một phần đất trồng lúa, sang đào ao nuôi cá lóc giống đã mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với canh tác lúa.

Ông Nguyễn Trung An, Tổ trưởng Tổ hội nghề nghiệp sản xuất cá lóc giống Mỹ Quý, xã Mỹ Phú, Châu Phú cho biết: Tổ hiện 19 thành viên với tổng diện tích mặt nước đang canh tác 7ha, sản lượng khoảng 100 tấn cá lóc giống/năm. Hiện giá cá lóc giống thương lái mua tại chỗ khoảng từ 100.000 - 120.000 đồng/kg. Hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá lóc giống đạt năng suất bình quân từ 3-3,5kg/m2/năm, lợi nhuận hàng năm lên hàng trăm triệu đồng.

Hiện giá cá lóc giống thương lái mua tại chỗ từ 100.000 -120.000 đồng/kg. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện giá cá lóc giống thương lái mua tại chỗ từ 100.000 -120.000 đồng/kg. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đến nay, các thành viên trong Tổ rất phấn khởi vì có thể chủ động sản xuất ra loại cá giống thích hợp, đảm bảo tiêu chuẩn về con giống để cung cấp cho những hộ nuôi cá thương phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng.

“Trước đó khoảng 4 năm, tôi đã từng ương nuôi cá lóc giống, nhưng không đạt hiệu quả như mong muốn. Nhưng, kể từ khi vào Tổ hội, được tham gia học tập kinh nghiệm và tuân thủ đúng quy trình sản xuất cá lóc giống theo tiêu chuẩn GlobalGAP, không chỉ tôi mà các tổ viên khác trong Tổ, dần dần học tập kỹ thuật mới và thay đổi cách thức sản xuất theo phương pháp truyền thống, hướng đến cách thức sản xuất sản phẩm an toàn, quy trình xử lý trong nuôi thủy sản thân thiện với môi trường” ông Nguyễn Trung An chia sẻ.

Còn ông Lê Văn Hòa, thành viên trong Tổ hội nghề nghiệp sản xuất cá lóc giống Mỹ Quý có 1.500m2 nuôi cá lóc giống phấn khởi nói: Khi nông dân trong xã ngồi lại với nhau để thành lập Tổ hội nuôi cá lóc đã có nhiều tổ chức liên hệ để gắn kết tiêu thụ, đặc biệt trong năm 2022 Tổ hợp tác nuôi cá lóc thương phẩm ở Vĩnh Long đã ký kết hợp đồng tiêu thụ về đầu ra của sản phẩm cá lóc đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm vào các kênh siêu thị, nhà hàng.

Tổ hội nghề nghiệp sản xuất cá lóc giống Mỹ Quý hiện được nhiều doanh nghiệp ở ĐBSCL ký kết hợp đồng tiêu thụ đầu ra. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tổ hội nghề nghiệp sản xuất cá lóc giống Mỹ Quý hiện được nhiều doanh nghiệp ở ĐBSCL ký kết hợp đồng tiêu thụ đầu ra. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bên cạnh đó, Tổ hội còn cung cấp cá giống cho tổ nuôi cá lóc thương phẩm cho các vùng nuôi cá lóc nuôi quy mô ở một số tỉnh như: Trà Vinh, Bạc Liêu… cho các hộ nuôi thương phẩm. Hiện Tổ hội đang tiếp tục mở rộng liên kết thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm và đã tạo được lòng tin của hộ nuôi cá lóc thương phẩm gần, xa.

Hiện Tổ hội nghề nghiệp sản xuất cá lóc giống Mỹ Quý được địa phương và các ban ngành quan tâm tạo chuỗi liên kết nuôi cá lóc ở khâu đầu vào được kiểm soát, đầu ra được bao tiêu với giá cả hợp lý, ổn định gắn với quy trình kỹ thuật tiên tiến, từng bước xây dựng nên thương hiệu cho sản phẩm thủy sản cá lóc giống sạch theo tiêu chuẩn Global GAP của ấp Mỹ Quý.

Ngành nông nghiệp An Giang đang xây dựng thương hiệu cá lóc giống sạch theo tiêu chuẩn Global GAP của ấp Mỹ Quý. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngành nông nghiệp An Giang đang xây dựng thương hiệu cá lóc giống sạch theo tiêu chuẩn Global GAP của ấp Mỹ Quý. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bà Huỳnh Đào Nguyên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông An Giang cho biết: Thông qua việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tuân thủ đúng quy trình vào hoạt động sản xuất giống cá lóc theo chuẩn GlobalGAP, đã tạo điều kiện cho các hộ nuôi từng bước nắm vững quy trình, công nghệ sản xuất giống cá lóc, tạo ra con giống có chất lượng tốt, cung cấp cho các mô hình nuôi cá thương phẩm, để góp phần nâng cao tỷ lệ sống, tăng năng suất, giúp hạ được giá thành sản phẩm, bảo vệ môi trường, nâng cao lợi nhuận cho người nuôi.

Mô hình của Tổ hội nghề nghiệp sản xuất cá lóc giống Mỹ Quý đã thay đổi được nhận thức bà con không dùng những thuốc, hóa chất cấm để xử lý học ương cá mà sử dựng dây thuốc cá, duy trì được chứng nhận đạt chuẩn GlobalGAP để đầu ra được ổn định, cung cấp cho các nhà chế biến như khô, mắm… cũng như đủ điều kiện để xuất khẩu góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho bà con nông dân.

Xem thêm
100 tấn cá chết ở hồ Sông Mây: 'Nước cạn đáy, mật độ nuôi quá dày nên thiếu oxy'

ĐỒNG NAI Nguyên nhân cá chết hàng loạt ở hồ Sông Mây là do nước hồ cạn đáy, mật độ cá nuôi quá dày nên thiếu oxy và đơn vị nuôi thủy sản còn chủ quan.

Cương quyết không để tàu cá vươn khơi khi chưa đủ điều kiện

Bà Rịa - Vũng Tàu Bộ đội biên phòng tỉnh đang tăng cường các biện pháp mạnh tay với những trường hợp tàu cá không đủ điều kiện vươn khơi, nhằm gỡ thẻ vàng IUU trước 'giờ G' sắp điểm.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.