| Hotline: 0983.970.780

Tôi mơ ước sẽ biến ruộng, vườn của hợp tác xã thành các khu Resort

Thứ Bảy 22/10/2022 , 14:09 (GMT+7)

Kiên Giang Hợp tác xã Thuận Nông được tỉnh Kiên Giang chọn tham gia Dự án Trung tâm đổi mới sáng tạo xanh (GIC) tại Việt Nam do Tổ chức Hợp tác Đức (GIZ) tài trợ.

Đa dạng nguồn thu và cải thiện sinh kế

Dẫn đoàn tham quan ra sau nhà thăm ruộng lúa sản xuất hữu cơ, ông Nguyễn Văn Út, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Thuận Nông (thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang) phấn khởi nói: “Tôi mơ ước sẽ biến ruộng, vườn của hợp tác xã thành các khu Resort. Mọi người đến đây được hưởng không khí trong lành, ăn sản phẩm sạch được sản xuất theo quy trình hữu cơ”.

Hợp tác xã Thuận Nông được tỉnh Kiên Giang chọn tham gia Dự án Trung tâm đổi mới sáng tạo xanh (GIC) tại Việt Nam do Tổ chức Hợp tác Đức (GIZ) tài trợ. Hợp tác xã có 18 thành viên, với diện tích sản xuất 38 ha nhưng do kinh phí dự án có hạn nên chỉ có 10 thành viên với diện tích 10 ha được GIC hỗ trợ. Nhưng khi thấy việc chuyển đổi sản xuất hữu cơ và đa dạng các nguồn sinh có nhiều cái lợi nên các thành viện còn lại cũng tự làm theo.

Những tháng nước lợ, nông dân nuôi tôm sú kết hợp với cua biển. Còn những tháng mưa nhiều, nước ngọt thì trồng lúa, kết hợp nuôi tôm càng xanh. Trên bờ vuông nông dân trồng màu gồm có dưa hấu, bắp và đậu bắp vừa tạo môi trường sinh thái thu hút thiên địch bảo vệ mùa màng vừa có thêm thu nhập. Đặc biệt, dự án đã hỗ trợ giống rau nhót, một loại cây có khả năng chịu mặn tốt để nông dân nhân ra trồng ở các bờ vuông nuôi tôm...

Ông Fortenbacher Dominik là Trưởng nhóm nông nghiệp thuộc Tổ chức Hợp tác Đức (GIZ) trao đổi với các thành viên Hợp tác xã Thuận Nông về phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Fortenbacher Dominik là Trưởng nhóm nông nghiệp thuộc Tổ chức Hợp tác Đức (GIZ) trao đổi với các thành viên Hợp tác xã Thuận Nông về phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Fortenbacher Dominik là Trưởng nhóm nông nghiệp thuộc Tổ chức Hợp tác Đức (GIZ) đã đến thăm Hợp tác xã Thuận Nông để tận mắt chứng kiến mô hình sản xuất tôm - lúa theo hướng hữu cơ tại Kiên Giang, nhằm hiểu rõ hơn các hoạt động trong khuân khổ dự án Trung tâm đổi mới sáng tạo xanh (GIC) và hoạt động sản xuất lúa gạo tại Việt Nam. Ông Dominik đánh giá cao cách làm sáng tạo của các hộ dân nơi đây và khen đồng ruộng rất đẹp.

Theo ông Dominik, Trung tâm đổi mới sáng tạo xanh là mô hình có nhiều bên tham gia, từ ngành nông nghiệp, các bộ khuyến nông, các hợp tác xã đến doanh nghiệp cung ứng  vất tư đầu vào, thu mua nông sản… Ban đầu tại Hợp tác xã Thuận Nông chỉ có 10 thành viên được hỗ trợ nhưng đã lan tỏa ra các thành viên còn lại. “Tôi tin tưởng mô hình sẽ mang lại thành công cho hợp tác xã và sẽ có nhiều hộ dân trong vùng cùng tham gia thực hiện. Mô hình giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu, đa dạng được nguồn thu, cải thiện tốt sinh kế”, ông Dominik phát biểu.

Sản xuất lúa theo chuẩn quốc tế

Trên diện tích đất sản xuất 38 ha, các xã viên Hợp tác xã Thuận Nông sản xuất giống lúa ST25 theo quy trình hữu cơ. Liên kết sản xuất nên toàn bộ chi phí đầu vào gồm lúa giống, phân bón hữu cơ, vi sinh và thuốc bảo vệ thực vật sinh học được Hợp tác xã Nông sản hữu cơ Rạch Giá cung ứng đến cuối vụ, khi thu mua lúa sẽ trừ lại. Vì vậy, nông dân không phải lo chi phí đầu tư cũng như đầu ra của sản phẩm.

Tham gia dự án, nông dân còn được tập huấn về quy trình sản xuất lúa hữu cơ, kỹ thuật trồng rau màu, được hỗ trợ hạt giống… Ông Huỳnh Thanh Liêm, Đại diện thường trực Dự án GIC tại Kiên Giang cho biết, hiện nay cán bộ kỹ thuật của dự án đang tăng cường công tác tập huấn cho nông dân. Theo kế hoạch, từ nay đến hết năm 2022 sẽ mở 22/36 lớp tập huấn kỹ thuật, còn lại qua năm tới sẽ triển khai tiếp. Qua đó, sẽ giúp cho tổ chức nông dân, hợp tác xã nâng cao kỹ thuật sản xuất lúa theo lúa chuẩn quốc tế (SRP), cũng như nhân rộng mô hình tôm – lúa theo hướng hữu cơ tại Kiên Giang. 

Dự án ứng dụng máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật giúp giảm công lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất. Ảnh: Trung Chánh.

Dự án ứng dụng máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật giúp giảm công lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất. Ảnh: Trung Chánh.

Cũng tại buổi tham quan, Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ Việt Nam đã giới thiệu bộ sản phẩm phân, thuốc phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ để Hợp tác xã lựa chọn. Các sản phẩm phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh, chế phẩm sinh học và thuốc bảo vệ thực vật sinh học của Công ty đã được Bộ NN-PTNT cho phép lưu hành tại các vùng nguyên liệu lúa gạo theo định hướng hữu cơ và đạt chất lượng cao. Qua quá trình sử dụng, sẽ nâng cao nhận thức của người dân về sản xuất lúa gạo bền vững, an toàn theo định hướng hữu cơ và không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học.

Xem thêm
AgroViet 2024 - Cầu nối mở rộng thương mại nông sản

Ngày 20/11, Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 24 - AgroViet 2024 được khai mạc tại Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Hà Nội).

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.