| Hotline: 0983.970.780

TP HCM thành lập 2 chốt kiểm dịch động vật liên ngành tạm thời

Thứ Hai 03/06/2019 , 13:55 (GMT+7)

UBND TP HCM vừa thành lập 2 chốt kiểm dịch động vật liên ngành tạm thời nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra bệnh dịch tả heo (lợn) Châu Phi và kiểm soát dịch bệnh động vật trên địa bàn.

Kiểm soát động vật vận chuyển vào TP HCM. Ảnh: Nguyễn Thủy.

2 chốt kiểm dịch động vật liên ngành tạm thời gồm: Chốt kiểm dịch động vật cầu Kỳ Hà 1 đặt tại khu vực Trạm cân cầu Kỳ Hà 1 gần Trạm thu phí cầu Phú Mỹ (Trạm cân của Đội 5 - Thanh tra Giao thông công chánh thuộc Sở Giao thông vận tải) và chốt kiểm dịch động vật Phước Thạnh đặt tại khu vực trước nhà số 1057 Quốc lộ 22, ấp Mây Trắng, xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi.

Hai chốt kiểm dịch này có nhiệm vụ tạm dừng phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật để kiểm tra hồ sơ, giấy tờ có liên quan; kiểm tra tình trạng vệ sinh thú y; thực hiện khử trùng tiêu độc các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua chốt kiểm dịch; chấp hành nghiêm quy trình, trình tự kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển động vật và các sản phẩm từ động vật trên các phương tiện tham gia giao thông; xử lý, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý những vi phạm về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; về phòng chống dịch bệnh động vật và về vệ sinh thú y.

Thời gian hoạt động của các chốt kiểm dịch là 24/24 giờ (kể cả thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ và ngày nghỉ). Các chốt kiểm dịch sẽ dừng hoạt động khi tình hình dịch bệnh động vật ổn định, không còn nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh.

Xem thêm
Phát hiện ổ dịch lở mồm long móng tại Thanh Hóa

Cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy 30 con lợn, tổng khối lượng hơn 600kg để ngăn chặn tình trạng lây lan dịch từ lợn bệnh sang lợn khỏe.

Khởi sắc mía đường: [Bài 3] Hơn 10 năm thoát nghèo nhờ cây mía

SƠN LA Gắn bó với vùng đất khó Chiềng Lương hơn 10 năm qua, cây mía dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng là cây trồng kiên trì bám trụ, giúp bà con nơi đây thoát nghèo.

Làm nông nghiệp kiểu Quảng Tây: 'Nói chuyện' với cây trồng

QUẢNG NINH Với công nghệ thông minh, nông dân tại Quảng Tây (Trung Quốc) hoàn toàn có thể 'nói chuyện' với cây trồng để bắt bệnh.

Bình luận mới nhất