| Hotline: 0983.970.780

Trắng đêm truy quét gà giống lậu

Thứ Năm 05/10/2023 , 19:19 (GMT+7)

3 mũi trinh sát âm thầm len lỏi vào các bản làng, đường mòn lối mở trên địa bàn xã Tú Mịch, Tú Đoạn để 'cất mẻ lưới' 1.800 con gà chíp Tàu.

Ba mũi trinh sát "cất mẻ lưới" giữa đêm

Sau cuộc họp và chỉ đạo “nóng” của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu (chiều 3/10) nhằm đôn đốc triển khai công tác ngăn chặn, phát hiện, xử lý các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới, chúng tôi ở lại Lạng Sơn để cùng Đội 389 mật phục, nắm bắt thông tin và đấu tranh với các đối tượng buôn bán, vận chuyển gia cầm giống nhập lậu.

Từ chiều 4/10, Đội 389 của tỉnh Lạng Sơn tổ chức 3 mũi đi sâu vào các đường mòn, ngõ ngách và khu dân cư trên địa bàn huyện Lộc Bình, nơi có đường biên giới dài hơn 16km để nắm bắt thông tin.

Đêm 4/10, tổ công tác Đội 389 tỉnh Lạng Sơn tổ chức trinh sát mật phục, bắt giữ 1.800 con gà chíp Tàu tại một điểm tập kết ở thôn Pò Qua, xã Tú Đoạn, huyện Lộc Bình, trước khi số hàng trên được bốc xếp lên xe ô tô chở về huyện Yên Thế, Bắc Giang tiêu thụ. Ảnh: A.T.

Đêm 4/10, tổ công tác Đội 389 tỉnh Lạng Sơn tổ chức trinh sát mật phục, bắt giữ 1.800 con gà chíp Tàu tại một điểm tập kết ở thôn Pò Qua, xã Tú Đoạn, huyện Lộc Bình, trước khi số hàng trên được bốc xếp lên xe ô tô chở về huyện Yên Thế, Bắc Giang tiêu thụ. Ảnh: A.T.

Thời điểm này, công tác kiểm soát biên giới của lực lượng biên phòng được thực hiện rất gắt gao, nên việc vận chuyển gà lậu gần như yên ắng. Mãi đến 23h30 phút cùng ngày, một nhóm đối tượng chở gà lậu về bản bắt đầu lọt vào tầm ngắm của lực lượng trinh sát. Dọc quốc lộ 4B và các ngã ba, ngã tư trên địa bàn xã Tú Đoạn và Tú Mịch luôn có các đối tượng “chim lợn” cảnh giới, theo dõi lực lượng chức năng và phương tiện lạ qua lại.

Để “cất trọn mẻ lưới”, tránh rút dây động rừng, lãnh đạo Đội 389 tỉnh chỉ đạo toàn lực lượng không được bám đuổi và bật đèn. Từng thành viên phải giữ yên vị trí để quan sát nhất cử nhất động của nhóm đối tượng trong suốt hành trình vận chuyển từ thôn bản ra điểm tập kết mới ập vào bắt giữ.

Ngay sau khi nắm được thông tin, Đội 389 tỉnh Lạng Sơn tức tốc di chuyển từ TP Lạng Sơn vào địa bàn huyện Lộc Bình để tăng cường lực lượng cho các mũi trinh sát.

Sau khi bốc hàng ở khu vực xã Tú Đoạn, Tú Mịch huyện Lộc Bình, 4 đối tượng điều khiển xe máy, mỗi xe chở một lồng gà chứa 200-300 con chíp Tàu. Xe trước cách xe sau khoảng 1-2 phút di chuyển chứ không đi sát. Do đã thông thạo địa hình hiểm trở rừng núi và những khúc cua, các đối thượng tắt đèn để tránh bị phát hiện và thay đổi cung đường đi 4-5 lần, lòng vòng qua bản Thín, bản Phải, bản Luồng ra thôn Pò Qua xã Tú Đoạn huyện Lộc Bình để tập kết, giao hàng cho người địa phương.

Lúc này, tổ công tác ập vào và bắt giữ. 4 đối tượng bỏ của chạy lấy người, rồ ga phóng xe vun vút, biến mất trong đêm tối. Tại hiện trường có khoảng 1.800 con gà giống cùng người thu mua gà và phương tiện vận chuyển.

Lô gà giống nhập lậu bị Đội 389 tỉnh Lạng Sơn bắt giữ tối 4/10. Ảnh: A.T.

Lô gà giống nhập lậu bị Đội 389 tỉnh Lạng Sơn bắt giữ tối 4/10. Ảnh: A.T.

Đối tượng Lường Văn Thái, địa chỉ ở xã Minh Hiệp, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (chủ hàng) khai nhận chỉ là người đặt mua gà giống chíp Tàu từ một số người dân ở thôn bản rồi vận chuyển ra đây với giá 7.000 đồng/con. Số hàng trên sẽ được bốc xếp lên ô tô su cóc vận chuyển về huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang tiêu thụ với giá 10.000 đồng/con. Như vậy, với giá chênh lệch như trên, trừ chi phí vận chuyển về xuôi, mỗi chuyến xe chở gà lậu trót lọt, chủ hàng thu lợi khoảng 4-5 triệu đồng.

Thái nói, thời gian gần đây, công tác kiểm soát của lực lượng biên phòng, hải quan và công an rất chặt chẽ nên gần như không thể tuồn con giống gia cầm nhập lậu vào địa bàn qua đường mòn, lối mở. Do đó, số gà chíp Tàu này là hàng tồn từ vài ngày nay, khi không thể vận chuyển ra khỏi địa bàn, “cai cửu” phải tập kết tạm thời trong một số nhà dân vùng biên, chờ đêm tối chuyển ra địa bàn với quy mô nhỏ lẻ.

Lô gà con không xác định được nguồn gốc xuất xứ, không kiểm dịch nên toàn bộ tang vật đã được Đội 389 tỉnh Lạng Sơn bàn giao cho Đội Quản lý thị trường huyện Lộc Bình để làm hồ sơ, xử lý.

Các đối tượng sẵn sàng đâm lực lượng chức năng

Theo Đội 389 của tỉnh, hoạt động nhập lậu con giống gia cầm trên địa bàn diễn ra lén lút ở mức độ, quy mô nhỏ lẻ. Các đối tượng lựa thời điểm nào đó trong ngày để vận chuyển hàng một cách chớp nhoáng, thời điểm bắt giữ, nếu chỉ chậm vài phút thì các đối tượng có thể tẩu tán và di chuyển xuống các địa bàn dưới xuôi tiêu thụ.

Quá trình truy bắt, các đối tượng rất manh động, sẵn sàng chống trả; những tuyến đường mòn, đường ngang ngõ tắt từ biên giới xuống các xã nội địa ở Lộc Bình tương đối khó khăn, nhiều đoạn một bên là vách núi, một bên là vực sâu nên việc truy bắt các đối tượng gà lậu phải tính toán một cách kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho lực lượng tham gia làm nhiệm vụ.

Đội Quản lý thị trường 389 tỉnh Lạng Sơn cũng cảnh báo, qua nắm bắt tình hình thấy rằng những con gà giống nhập lậu từ bên kia biên giới về Việt Nam không được tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ và đã có tình trạng chết đột ngột, bất thường trong quá trình nuôi. Bởi vậy, bà con không nên sử dụng con giống gia cầm không rõ nguồn gốc để chăn nuôi.

Đại tá Nguyễn Minh Tuấn - Phó Giám đốc, Thủ tưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lạng Sơn, trao đổi với nhóm phóng viên.

Đại tá Nguyễn Minh Tuấn - Phó Giám đốc, Thủ tưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lạng Sơn, trao đổi với nhóm phóng viên.

Đại tá Nguyễn Minh Tuấn - Phó Giám đốc, Thủ tưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lạng Sơn, chia sẻ: Hiện tượng vận chuyển gia súc, sản phẩm gia cầm, trong đó có gia cầm giống từ Trung Quốc về Việt Nam qua đường mòn, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn diễn ra nhỏ lẻ từ tháng 7/2023 đến nay.

Lãnh đạo Công an tỉnh đã giao nhiệm vụ cho Trưởng công an các huyện biên giới kết hợp chặt chẽ với các lực lượng kiên quyết ngăn chặn hiện tượng này, đồng thời tuyên truyền bà con biên giới không tiếp tay, vận chuyển thuê cho các đối tượng để tuồn sản phẩm gia súc, gia cầm vào Việt Nam.

Từ tháng 7 đến nay, các lực lượng Công an tỉnh đã thu giữ hơn 60.000 con gà giống từ Trung Quốc vào nước ta. “Quan điểm của lãnh đạo Công an tỉnh Lạng Sơn là đấu tranh quyết liệt với tình trạng này và phải làm rõ được đường dây vận chuyển trái phép gia cầm từ Trung Quốc về Việt Nam”, Đại tá Nguyễn Minh Tuấn khẳng định.

Cũng theo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lạng Sơn, qua công tác trinh sát, bắt giữ các vụ việc, có thể phân ra làm hai nhóm đối tượng. Thứ nhất, là những người thu gom ở các tỉnh phía sau để phục vụ nhu cầu của bà con nhân dân. Thứ hai là các đối tượng vận chuyển thuê từ biên giới ra thành phố hoặc các khu vực trung chuyển, đa số là cư dân biên giới, vận chuyển bằng xe gắn máy. Và để tránh phát hiện, các đối tượng không đi đường chính mà đi đường vòng qua các làng bản.

Thậm chí, có những đối tượng sau khi lao vào lực lượng chức năng thì bỏ cả hàng, cả gà chạy trốn để không bị truy cứu trách nhiệm. Vì lợi nhuận cho nên các đối tượng vận chuyển qua biên giới và cả đối tượng vận chuyển trên đường rất manh động.

Ngày 3/10, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Chi Ma phối hợp với lực lượng Biên phòng Cửa khẩu Chi Ma và các đơn vị, bắt giữ gần 5.000 con gà giống nhập lậu tại một nhà kho của người dân bản Quân Phát, xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình. Ảnh: Minh Phúc.

Ngày 3/10, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Chi Ma phối hợp với lực lượng Biên phòng Cửa khẩu Chi Ma và các đơn vị, bắt giữ gần 5.000 con gà giống nhập lậu tại một nhà kho của người dân bản Quân Phát, xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình. Ảnh: Minh Phúc.

“Điển hình như vụ việc ngày 29/9 vừa qua, chúng tôi chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông và lực lượng chức năng tại Chi Lăng ngăn chặn vụ vận chuyển trái phép gà con từ Trung Quốc về Việt Nam tại địa bàn huyện Chi Lăng bằng ô tô với số lượng 18.500 con gà. Khi bị lực lượng giao thông ra tín hiệu dừng xe, đối tượng đã bỏ chạy. Và khi bị truy đuổi, đối tượng không những không chấp hành mà còn quay xe lại đâm vào xe cảnh sát giao thông, gây hư hỏng cho xe cảnh sát giao thông.

Đối với vụ việc này, ngoài việc xử lý hành vi vận chuyển gia súc gia, cầm không rõ nguồn gốc thì chúng tôi còn xem xét xử lý hành vi chống người thi hành công vụ nếu như đủ căn cứ”, Đại tá Tuấn chia sẻ.

Cũng theo Phó Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Minh Tuấn, hoạt động vận chuyển gà con và một số giống gia cầm nhập lậu thường chỉ xảy ra trong khoảng 2 tháng (từ nay đến tháng 10 âm lịch) để người chăn nuôi bán gà thương phẩm vào dịp Tết, còn sau tháng 10 âm lịch, do thời tiết lạnh và nhu cầu sử dụng thịt gà không nhiều, hiện tượng này sẽ tự chấm dứt dần.

“Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng trong bối cảnh bà con nông dân sản xuất và nuôi trồng rất khó khăn, dịch bệnh càng ngày càng phức tạp thì việc nhập các giống gia súc, gia cầm từ nước ngoài về là hết sức nguy hiểm, tính nguy hại rất lớn”, Đại tá Nguyễn Minh Tuấn nói.

Ông Nguyễn Bình Nguyên, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 6, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn, cho biết: Trong thời gian gần đây, tình hình hoạt động của các đối tượng đầu lậu vận chuyển các mặt hàng gà, vịt giống sử dụng phương thức hết sức tinh vi. Thậm chí, họ sử dụng xe đầu kéo và rải các lồng gà ra sàn của xe đầu kéo hoặc xe container lạnh. Các lực lượng chức năng thoạt nhìn thì tưởng xe không, do đó phải nắm bắt tình hình ngay từ thời điểm các đối tượng bốc xếp gà lên xe thì vừa qua, Đội Quản lý thị trường số 6 mới chủ trì, phối hợp với Đội 389 tỉnh Lạng Sơn và các lực lượng liên quan bắt giữ được xe ô tô đầu kéo biển số đăng ký 98H-027.31 kéo theo sơ mi rơ moóc biển kiểm soát 98R-030.98 chở 18.200 con giống gia cầm nhập lậu vào ngày 13/9/2023.

Tại huyện Lộc Bình, ngoài bộ đội Biên phòng, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Chi Ma được giao kiểm soát một số khu vực mốc biên giới. Chỉ trong khoảng thời gian từ 16/9 đến ngày 4/10 năm nay, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Chi Ma đã chủ trì, bắt giữ 4 vụ vận chuyển con giống gia cầm (vịt, gà con) với tổng số 4.100 con gia cầm, tổng trị giá 63,2 triệu đồng. Còn nếu tính số vụ, đơn vị này phối hợp để bắt giữ, thì số gia cầm nhập lậu gần 12.000 con.

  • Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’
    Phóng sự 14/12/2024 - 10:15

    Hạt muối sạch phơi cát Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.