| Hotline: 0983.970.780

Trang trại giữa khu dân cư: Liên tục vi phạm quy định bảo vệ môi trường

Thứ Tư 18/05/2022 , 08:23 (GMT+7)

Trang trại chăn nuôi lợn của ông Phan Ngọc Hạnh (Hà Tĩnh) không chỉ tra tấn người dân bởi mùi hôi thối mà còn thường xuyên xả chất thải trực tiếp ra môi trường.

Xả nước thải ra môi trường

Hộ ông Hạnh nhiều lần bị cơ quan chức năng và người dân bắt quả tang xả nước thải chăn nuôi chưa qua xử lý ra môi trường. Ảnh: Người dân cung cấp.

Hộ ông Hạnh nhiều lần bị cơ quan chức năng và người dân bắt quả tang xả nước thải chăn nuôi chưa qua xử lý ra môi trường. Ảnh: Người dân cung cấp.

Hơn 6 năm tổ chức sản xuất, trang trại chăn nuôi lợn thịt công nghiệp quy mô gần 1.000 con của hộ ông Phan Ngọc Hạnh, thôn 6, xã Hương Giang, huyện Hương Khê liên tục bị bắt quả tang xả chất thải chăn nuôi chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt chuẩn ra môi trường.

Điển hình phải kể đến hành vi sử dụng máy bơm bơm nước thải đen ngòm, đặc quánh, sủi bọt xả trực tiếp xuống khe Họ Võ vào ngày 14/12/2021 . Ngay sau khi phát hiện sự việc, người dân đã quay video, hình ảnh, đồng thời báo lên chính quyền để có phương án xử lý.

Hành vi 'đầu độc' môi trường của chủ trang trại rất đáng lên án. Ảnh: Người dân cung cấp.

Hành vi "đầu độc" môi trường của chủ trang trại rất đáng lên án. Ảnh: Người dân cung cấp.

Vi phạm cũ chưa khắc phục thì ngày 18/3/2022 trang trại này tiếp tục bị Đoàn kiểm UBND huyện Hương Khê lập biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo vệ môi trường, với các hành vi vi phạm sau: Lắp thiết bị, đường ống khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường (ngày 9/3, ông Phan Ngọc Hạnh sử dụng máy bơm hút nước thải chăn nuôi chưa qua xử lý từ hồ sinh học thứ nhất xả ra môi trường), quy định tại điểm c, Khoản 1, Điều 8 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 7, Điều 1 Nghị định số 55/2021/NĐ-CP).

Không thực hiện quan trắc chất thải định kỳ theo quy định, quy định tại điểm b, Khoản 3, Điều 13a Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, ngày 18/11/2016 (được bổ sung tại khoản 12, Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP).

Mới đây huyện Hương Khê xử phạt vi phạm hành chính hơn 24 triệu đồng đối với trang trại Phan Ngọc Hạnh. Ảnh: Thanh Nga. 

Mới đây huyện Hương Khê xử phạt vi phạm hành chính hơn 24 triệu đồng đối với trang trại Phan Ngọc Hạnh. Ảnh: Thanh Nga. 

Ngày 28/3/2022, UBND huyện Hương Khê ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về các lỗi vi phạm trên đối với ông Phan Ngọc Hạnh, tổng số tiền 24.250.000 đồng.

Phải chuyển đổi

Trong đơn thư gửi đến các cơ quan chức năng, người dân xã Hương Giang kiến nghị đóng cửa trang trại lợn của ông Phan Ngọc Hạnh. Mục đích là bảo vệ môi trường sống cho người dân cũng như thành quả phong trào xây dựng nông thôn mới ở xã miền núi còn nhiều khó khăn.

Tiếp thu phản ánh của báo Nông nghiệp Việt Nam, ông Ngô Xuân Ninh, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết, UBND huyện sẽ giao Phòng Tài nguyên – Môi trường, Công an huyện xuống kiểm tra việc khắc phục lỗi vi phạm sau quá trình xử phạt vừa qua.

Cần nhanh chóng đóng cửa hoặc chuyển đổi mô hình chăn nuôi lợn tại trang trại ông Hạnh nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân Hương Giang. Ảnh: Thanh Nga.

Cần nhanh chóng đóng cửa hoặc chuyển đổi mô hình chăn nuôi lợn tại trang trại ông Hạnh nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân Hương Giang. Ảnh: Thanh Nga.

“Thực tế (hoạt động của trang trại) không ổn. Trước mắt, từ nay đến khi xuất chuồng lứa lợn đang nuôi huyện sẽ yêu cầu chủ trại khắc phục, xử lý tuyệt đối môi trường. Xong lứa này phải có phương án chuyển đổi, không cho nuôi lứa mới, còn chuyển đổi như thế nào cũng phải hợp vệ sinh. Nếu chủ trại không thực hiện sẽ dùng biện pháp mạnh”, ông Ninh kiên quyết.

Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cũng chỉ đạo chính quyền xã Hương Giang vận động ông Phan Ngọc Hạnh có phương án chuyển đổi sang mô hình sản xuất khác phù hợp hơn với điều kiện đất đai, hạ tầng, môi trường trong khu vực, hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường.

Một trang trại chăn nuôi lợn xem thường pháp luật về bảo vệ môi trường như vậy liệu có nên để tồn tại, tin rằng ngành chức năng tỉnh Hà Tĩnh và huyện Hương Khê đủ sáng suốt để đưa ra một quyết định đúng đắn, hợp lòng dân.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.