| Hotline: 0983.970.780

Tranh thủ dạy con kỹ năng sống

Chủ Nhật 30/09/2018 , 14:50 (GMT+7)

Thấy con lúc nào cũng cắm mặt vào máy tính bảng, hỏi về trò chơi thì cái gì cũng hiểu, nhưng khi hỏi tên các loại hoa quả, thịt cá hàng ngày hay đồ gia dụng trong nhà lại chẳng biết gì khiến mẹ lo ngại. 

Bỗng một ngày, nghe con kể vanh vách các loại thịt cá tôm, hoa quả, thậm chí cả giá bán và các cách chọn rau tươi ngon khiến mẹ không khỏi bất ngờ…

nh-2115239738
Hai cháu bé đang chăm chú khi được bố dạy cho cách phân biệt các loại ốc, ngao tại khu vực quầy tươi sống của VinMart

Vốn cả hai vợ chồng đều bận rộn công việc, lại không yên tâm giao con cho người lạ, chị Nguyễn Thị Khánh Ly (32 tuổi) cho con học ở trường tiểu học gần nhà ngoại để tiện nhờ ông bà đưa đón cháu hàng ngày. Sợ con nghịch ngợm làm phiền ông bà, chị mua cho con chiếc máy tính bảng để giải trí trong lúc chờ bố mẹ.

Quanh nhà ông bà không có bạn cùng tuổi để chơi cùng, nên bé Minh (8 tuổi) đi học về là lại cắm mặt vào các trò chơi, chẳng quan tâm gì tới xung quanh. Mọi người trong nhà vì bận rộn nên cũng không mấy khi để ý. Mãi tới một lần nhờ con mang rổ táo ra rửa, chị Ly mới bất ngờ nhận ra con không biết phân biệt đâu là táo, đâu là lê, vì bình thường bé ăn đều đã được cắt sẵn. Hỏi thêm, chị Ly càng ngạc nhiên và lo ngại hơn khi con còn không biết rất nhiều thứ xung quanh như cách phân biệt thịt cá hay tên các vật dụng trong nhà.

nh-1115239634
Một bé gái đang học cách chọn cà chua cùng mẹ tại VinMart Times City

Cùng hoàn cảnh với chị Ly, vợ chồng anh Tạ Hữu Nam (35 tuổi) giao con gái cho chị giúp việc chăm sóc. Vì ít ra khỏi nhà sau khi đi học về, lại không có người lớn trò chuyện, nên dù đã gần 9 tuổi, bé gần như không có chút kiến thức nào về những thứ rất quen thuộc hàng ngày như phân biệt các loại rau hay cách chế biến một món ăn đơn giản…Tới lúc giáo viên chủ nhiệm phản ánh bé thiếu kĩ năng sống, vợ chồng anh Nam mới tá hỏa nhận ra vấn đề.

Bất chấp mọi nỗ lực cùng con đọc thêm sách truyện giáo dục và ngừng sử dụng máy tính bảng, bé Minh nhà chị Ly vẫn tỏ ra không chút hứng thú gì với mọi thứ xung quanh. Cho tới thứ bảy tuần trước, đến đón con ở nhà ông bà như thường lệ, chị Ly rất ngạc nhiên khi thấy con bỗng cười nói hớn hở kể tên vanh vách các loại hoa quả, rau củ, thậm chí công dụng của từng vật dụng trong nhà. Hỏi ra mới biết, bé vừa được ông bà ngoại cho đi mua sắm ở siêu thị VinMart gần nhà.

Đi cùng bà ngoại, bé Minh được trải nghiệm trực tiếp các loại đồ gia dụng đủ mọi chủng loại, kiểu dáng từ đồ dùng nhà bếp như các loại nồi chảo, bát đĩa… cho tới vật dụng trang trí phòng khách như các loại lọ cắm hoa, bộ ấm chén, ấm siêu tốc… Mỗi khi có gì đó không hiểu hoặc không biết tên, bé tự nhìn tem sản phẩm hoặc hỏi các cô chú nhân viên VinMart giới thiệu, giải thích tận tình.

nh-3115239861
Bé trai thích thú với quầy bánh trung thu đẹp mắt tại VinMart khi được đi siêu thị cùng bà

Đặc biệt, khi tới khu vực rau-củ-quả và thực phẩm tươi sống, bé Minh lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy các loại nông sản và thực phẩm đa dạng và sống động đến vậy. Ông bà ngoại đã chỉ cho bé cách phân biệt các loại rau-củ-quả VinEco hàng ngày, cùng các loại cá, tôm, cua tươi sống còn đang bơi trong bể của VinMart. Được trải nghiệm trực tiếp, bé hứng thú hơn hẳnvà ghi nhớ tên mọi thứ rất nhanh.

(Kiến thức gia đình số 39)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm