| Hotline: 0983.970.780

Trễ vụ lạc xuân

Thứ Năm 05/03/2015 , 06:13 (GMT+7)

Do thêm một tháng nhuận, thời tiết không thuận lợi ngay từ đầu vụ, thời vụ SX lạc xuân năm nay ở Hà Tĩnh muộn hơn so với các năm. 

Theo kế hoạch, thời vụ gieo trỉa lạc xuân sẽ kết thúc chậm nhất vào 25/2, tuy nhiên đến thời điểm này toàn tỉnh mới chỉ gieo trỉa được gần 10.000/16.300 ha, đạt hơn 60% kế hoạch.  

Từ ngày mùng 4 tết trên các cánh đồng từ Lộc Hà, Can Lộc, Nghi Xuân bà con nông dân vừa vun luống, đổ phân, gieo hạt, căng sức chạy đua với thời vụ. Nỗi lo không kịp phủ kín diện tích thể hiện trong sự tất bật, khẩn trương; nhiều gia đình đã huy động cả nhà cùng xuống ruộng.

Ông Lê Văn Toàn, thôn An Lộc, Thạch Châu (Lộc Hà) cho biết, gia đình làm hơn 1 mẫu lạc nhưng trước tết chỉ kịp làm đất, còn lại cày ải. Mùng 4 tết cả gia đình đều đã ra đồng, không kịp khung thời vụ nhưng hy vọng thời tiết ủng hộ để đẩy nhanh được tiến độ.

Trừ những vùng có tập quán làm lạc sớm như Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê, đến nay khung thời vụ đã khép lại nhưng tiến độ gieo trỉa của các địa phương còn lại tiến độ chủ yếu cũng chỉ đạt ngưỡng quá bán. Nghi Xuân là một trong những địa phương có diện tích lạc lớn nhất tỉnh, vụ xuân hàng năm đạt trên 2.000 ha với các giống chủ lực L13, L14. Đến thời điểm này, toàn huyện cũng chỉ mới gieo trỉa được hơn 1.500 ha.

Ông Bùi Quang Hoàn, Phó GĐ Sở NN-PTNT Hà Tĩnh cho biết: Nguyên nhân của việc chậm thời vụ lạc xuân là do một phần ảnh hưởng của thời tiết, mưa rét nhiều vào đầu vụ, khoảng cách giữa các đợt rét lại gần nhau khiến quá trình xuống giống gặp không ít khó khăn. Cùng với đó do chịu thêm một tháng nhuận, thời vụ lạc gần như trùng với thời điểm xuống giống lúa, trong khoảng thời gian ngắn nông dân rất vất vả để đảm bảo SX cả hai loại cây trồng chính này.

“Ngoài việc tận dụng thời gian, tốt nhất bà con nông dân nên làm luống cao để trạnh tích tụ nước, ảnh hưởng đến việc nảy mầm, đồng thời tăng cường bón phân chuồng để tăng độ màu mỡ cho đất, tích lũy dinh dưỡng cho cây trồng trong quá trình sinh trưởng…”, ông Hoàn khuyến cáo.

Xem thêm
Người Mông trung thành với lợn đen

YÊN BÁI Đồng bào Mông ở Yên Bái tập trung phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa quy mô hàng hóa, phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại giúp nâng cao thu nhập.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất