| Hotline: 0983.970.780

Triều Tiên ngáng đường quan hệ Mỹ-Trung

Thứ Ba 27/06/2017 , 11:10 (GMT+7)

Chưa có dấu hiệu nào cho thấy, chính quyền Bình Nhưỡng chấp nhận lùi bước trước sức ép của Mỹ đối với chương trình hạt nhân đang theo đuổi. Bắc Kinh và Washington trong bối cảnh trên, khó lòng có thể xích lại gần nhau.

Ngoài chỉ trích, trong bắt tay

Hồi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Terry Branstad, cựu thống đốc bang Iowa, vào vị trí đại sứ Mỹ tại Trung Quốc. Ông Branstad, 70 tuổi, là người đánh giá cao Trung Quốc với vai trò thị trường đầu ra cho các sản phẩm đậu nành và thịt của Iowa.

Tổng thống Donald Trump (phải) cầm ô cho ông Terry Branstad tại bang Iowa hôm 21/6

Trong đoạn video công bố hôm 26/6 gửi lời chào tới nhân dân Trung Quốc, ông Branstand đã khẳng định các mối ưu tiên trong nhiệm kỳ của mình tại Bắc Kinh gồm “giải quyết sự mất cân bằng thương mại song phương, chặn đứng mối đe doạ Triều Tiên và mở rộng quan hệ nhân dân 2 nước”.

Theo Reuters, với tuyên bố của ông Terry Branstad, Mỹ đã gửi thông điệp rất rõ ràng tới chính quyền Trung Quốc về những mối quan ngại trong quan hệ giữa đôi bên, nổi bật là Triều Tiên với tham vọng hạt nhân vẫn đang tiếp tục được đẩy mạnh. Đây thực chất là vấn đề không mới.

Từ khi Tổng thống Donald Trump chính thức nhậm chức, giới chức Mỹ đã liên tục hối thúc Trung Quốc phải có hành động cứng rắn hơn đối với Triều Tiên. Hơn ai hết, Washington hiểu rõ vai trò của Bắc Kinh, đồng minh quốc tế duy nhất của Bình Nhưỡng, đối với vấn đề này.Tuy nhiên, những gì Trung Quốc công khai thực hiện theo yêu cầu của Mỹ, ví như việc hạn chế nhập khẩu than Triều Tiên, tăng sức ép trong các tuyên bố đậm chất ngoại giao, vẻ như là chưa đủ. Về điểm này, giới phân tích quốc tế từ lâu đã chỉ ra rằng, Bắc Kinh có nhiều lợi ích trong việc duy trì một quốc gia “phên dậu” ở biên giới như Triều Tiên. Đây là lý do người ta vẫn nhận ra những dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc và Triều Tiên vẫn duy trì mối quan hệ rất mật thiết.

Cái chết của sinh viên Otto Warmbier sau khi bị trục xuất về nước càng khiến Mỹ có thêm động cơ để tăng các hành động trừng phạt nhằm vào Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, cho tới khi Trung Quốc chưa chịu “ra ray”, Washington khó lòng đạt được mục đích, đặc biệt khi Bình Nhưỡng vẫn đang cho thấy rất cứng rắn đối với vấn đề này.
 

Thương mại càng là câu chuyện khó

Tuyên bố của ông Terry Branstad cũng chỉ ra một thực tế, thâm hụt thương mại là vấn đề khác Mỹ đặc biệt quan ngại trong mối quan hệ với Trung Quốc. Theo Reuters, ông Branstad từng 2 lần tiếp xúc với ông Tập Cận Bình trên cương vị người đứng đầu bang Iowa. Lần đầu tiên vào năm 1985, khi ông Tập Cận Bình nằm trong số 31 quan chức tỉnh Hồ Bắc tới Iowa và lần 2 vào năm 2012, khi đó ông Tập đang là Phó Chủ tịch Trung Quốc.

Quan hệ đôi bên khá tốt đẹp, thể hiện qua việc Bắc Kinh gọi ông Terry Branstad là “người bạn cũ của nhân dân Trung Hoa”. Việc bổ nhiệm ông Terry Branstad của ông Trump vì vậy được nhận định là một trong các bước nhằm giải quyết tốt hơn mối quan hệ Mỹ-Trung.

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), thách thức phía trước dù vậy là không hề nhỏ đối với Branstad. Chỉ xét riêng lĩnh vực thương mại, ông Branstad đứng trước sức ép rất lớn phải góp phần thực hiện được mục tiêu của ông Trump khi lên nắm quyền, là giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Thoạt nhìn, tưởng chừng đây là vấn đề ít khó khăn hơn so với chương trình hạt nhân của Triều Tiên, nhưng nếu nhìn kỹ, mọi thứ lại không hề đơn giản với ông Branstad.

Báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ cho biết, thâm hụt thương mại năm 2016 của Mỹ với Trung Quốc lên tới 347 tỉ USD, chiếm 60% trong tổng số 570 tỉ USD kim ngạch giao dịch thương mại hai chiều. Con số này đã chiếm tới 45% tổng mức thâm hụt thương mại của Mỹ trong năm 2016! Để dễ bề so sánh, thì thâm hụt Mỹ phái gánh chịu trong giao dịch thương mại với Trung Quốc hơn cả mức thâm hụt của 11 thành viên TPP và 2 thành viên NAFTA.

Xuất thân là một doanh nhân, ông Trump ắt không chịu nổi việc này, nhưng làm cách nào để ngăn chặn lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.