| Hotline: 0983.970.780

Trồng dâu nuôi tằm, nông dân xã miền núi không còn lo đói nghèo

Thứ Ba 23/08/2022 , 08:36 (GMT+7)

Chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm, người dân xã khu vực 1 Phúc Thọ (huyện Lâm Hà) có nguồn thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu.

Những ngày này, gia đình bà Nguyễn Thị Nga, ngụ thôn Đạ Pe (xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) tập trung chăm sóc lứa tằm 10 ngày tuổi để đảm bảo thời gian thu hoạch kén, cung ứng cho cơ sở thu mua. Bà Nga cho hay, trước đây kinh tế gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào vườn cà phê. Do vậy, khi giá cà phê xuống thấp đã khiến cuộc sống trở nên khó khăn.

Để cải thiện nguồn thu nhập, cách đây 5 năm, gia đình bà chuyển đổi 2 sào (2.000m2) cà phê già cỗi, kém hiệu quả qua trồng dâu nuôi tằm. Về sau, nhận thấy nghề dâu tằm mang lại nguồn thu ổn định nên gia đình tiếp tục chuyển đổi 6 sào cà phê qua trồng dâu.

Nhờ trồng dâu nuôi tằm, người dân xã Phúc Thọ (huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) có nguồn thu nhập ổn định. Ảnh: Minh Hậu. 

Nhờ trồng dâu nuôi tằm, người dân xã Phúc Thọ (huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) có nguồn thu nhập ổn định. Ảnh: Minh Hậu. 

"Đến nay, gia đình có tổng cộng 0,8ha vườn dâu và đảm bảo nguồn thức ăn đều đặn cho 4-5 hộp tằm/tháng", bà Nguyễn Thị Nga thổ lộ và cho biết thêm, gia đình nhập giống tằm từ các cơ sở trong vùng và cũng chính những cơ sở này đứng ra thu mua kén.

Hiện nay, giá kén tằm ở vào khoảng 150.000 – 180.000 đồng/kg nên gia đình bà Nga có nguồn thu cao. Bà Nguyễn Thị Nga chia sẻ: "Từ đầu năm đến nay, nhờ trồng dâu nuôi tằm nên gia đình đã thu về trên 200 triệu đồng. Nguồn thu này cao hơn hẳn so với việc trồng cà phê".

Cũng như gia đình bà Nga, chị Nguyễn Thị Miền (thôn Đạ Pe, xã Phúc Thọ) chuyển đổi một phần diện tích cà phê qua trồng dâu nuôi tằm. Chị Miền chia sẻ, gia đình có tổng cộng 2,7ha cà phê và đến năm 2012 thì chuyển đổi 0,5ha cà phê kém hiệu quả qua trồng dâu nuôi tằm.

Nghề trồng dâu nuôi tằm đã giúp nông dân xã miền núi thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ảnh: Minh Hậu.

Nghề trồng dâu nuôi tằm đã giúp nông dân xã miền núi thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ảnh: Minh Hậu.

Nói về hiệu quả từ mô hình, chị Miền cho biết gia đình nhập tằm con từ các cở sở trong vùng với giá 900.000 đồng đến 1 triệu đồng/hộp. Sau thời gian chăm sóc từ 15-17 ngày là có thể thu hoạch kén bán cho thương lái.

"Trồng cà phê thì mỗi năm chỉ thu hoạch một vụ còn trồng dâu nuôi tằm thì tháng nào cũng có tiền. Năm nay dâu phát triển ổn định, giống tằm tốt và giá kén khá cao nên kinh tế gia đình được cải thiện rất nhiều. Từ đầu năm đến nay, gia đình đã thu lãi ròng trên 100 triệu đồng", chị Nguyễn Thị Miền thổ lộ.

Theo ông Long Đinh Ha Vương, Trưởng thôn Đạ Pe (xã Phúc Thọ), trước đây người dân trong thôn chủ yếu trồng cà phê và khi giá cà phê xuống thấp đã khiến cuộc sống nhiều gia đình trở nên khốn khó. Hiện nay, người dân đã dần chuyển đổi qua trồng dâu nuôi tằm để phát triển kinh tế. Theo thống kê, toàn thôn Đạ Pe hiện có khoảng 90 hộ dân chuyển đổi từ cà phê qua trồng dâu nuôi tằm, hộ ít nhất có diện tích dâu khoảng 0,1ha và nhiều nhất khoảng 1ha.

Nguồn vốn đầu tư cho nghề trồng dâu nuôi tằm không quá cao nên nông dân dễ thực hiện. Ảnh: Minh Hậu.

Nguồn vốn đầu tư cho nghề trồng dâu nuôi tằm không quá cao nên nông dân dễ thực hiện. Ảnh: Minh Hậu.

"Vốn đầu tư cho trồng dâu nuôi tằm không quá cao nên người dân dễ thực hiện. Đặc biệt, việc trồng dâu nuôi tằm giúp người dân có nguồn thu nhập đều đặn hàng tháng nên cuộc sống ổn định. Nghề trồng dâu nuôi tằm đã giúp nhiều hộ dân vươn lên làm giàu", ông Long Đinh Ha Vương thổ lộ.

Ông Trần Văn Đạt, Phó chủ tịch Hội nông dân xã Phúc Thọ cho biết, thời gian qua, để nâng cao thu nhập cho người dân, chính quyền địa phương đã vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt chuyển đổi diện tích cà phê già cỗi, kém hiệu quả qua trồng dâu nuôi tằm. "Các mô hình chuyển đổi từ cà phê kém hiệu quả qua dâu tằm những năm qua đã mang lại hiệu quả cao. Người dân không còn cảnh đói ăn, thiếu mặc. Tỉ lệ hộ nghèo ở địa phương vì thế cũng giảm mạnh", ông Trần Văn Đạt nói.

Ông Đỗ Viết Hùng, Phó Bí thư Đảng ủy xã Phúc Thọ (huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) cho biết, xã Phúc Thọ thuộc khu vực 1 Vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Lâm Đồng. Trong những năm qua, địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Đặc biệt khuyến khích và xây dựng các chương trình chuyển đổi cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất. Việc chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả qua trồng dâu nuôi tằm đã góp phần tăng nguồn thu nhập cho người dân. Tỉ lệ hộ nghèo trong giai đoạn 2015-2020 là 131 hộ và đến nay số hộ nghèo đã giảm 50%.

Xem thêm
Hơn 700 doanh nghiệp Việt tìm cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu

TP.HCM Hội chợ Hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu năm 2025 quy tụ hơn 700 gian hàng, trưng bày các sản phẩm chủ lực: nông sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, dệt may...

Bảo hiểm thất nghiệp: Điểm tựa an sinh, thúc đẩy thị trường lao động

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) không chỉ giúp người lao động ổn định cuộc sống mà còn góp phần điều tiết, phát triển thị trường lao động bền vững.

Danko Riverside: Khu đô thị đẳng cấp châu Âu, điểm đến của cộng đồng chuyên gia

Danko Riverside - khu đô thị đẳng cấp châu Âu là điểm đến an cư lý tưởng, nơi hội tụ cộng đồng chuyên gia tinh hoa, chuẩn mực sống mới tại Bắc Giang.

Mong chính sách tín dụng linh hoạt hơn cho lĩnh vực nông nghiệp

Cần Thơ Các địa phương, doanh nghiệp kiến nghị giải pháp tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy chính sách tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nhất là Đề án một triệu hecta lúa chất lượng cao.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Bí kíp 'chốt đơn' 20 lô đất/tháng của nhà môi giới tại Hải Phòng

Bí kíp 'chốt đơn' và cơ duyên đến với nghề môi giới bất động sản của anh Nguyễn Văn Sen khá tình cờ và thú vị trong 'một lần mua đất bị hớ'.