| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc xây đảo nhân tạo bằng cách nào?

Thứ Ba 16/09/2014 , 08:20 (GMT+7)

Trung Quốc đang có những bước đi mới trong việc khẳng định chủ quyền ngang ngược và phi lý ở biển Đông bằng cách tạo ra những hòn đảo nhân tạo trên những dải đá ngầm, theo cách mà UAE tạo ra đảo nhân tạo Cây Cọ (Palm islands).

Ngang nhiên

Theo báo chí Philippines, Trung Quốc đang cho xây dựng một sân bay quân sự và một bến cảng tại khu vực đá Gạc Ma mà nước này chiếm giữ trái phép.

Cát, đá, xi măng, gỗ và thép là những “vũ khí” mới nhất của Trung Quốc trong tranh chấp ở biển Đông, theo mô tả của hãng tin Bloomberg.

Hãng này trích thuật mô tả của các ngư dân và quan chức Philippines nói rằng, các tàu Trung Quốc thường xuyên chở vật liệu xây dựng, liên tục cập vào vùng nước gần quần đảo Trường Sa và sau đó một đảo nhân tạo hình thành nơi trước đó còn là biển.

Theo họ, cách thức xây dựng đảo nhân tạo này tương tự cách người ta tạo ra đảo nghỉ dưỡng Cây Cọ ở Dubai, Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE).

“Họ đang tạo ra những đảo nhân tạo vốn chưa xuất hiện từ trước đến nay, giống như các đảo ở Dubai”, Eugenio Bito-onon, 58 tuổi, người quản lý một dải đất được người Philippines gọi là Kalayaan, thuộc quần đảo Trường Sa nói. "Các công trình xây dựng của Trung Quốc rất lớn và được thi công không ngừng nghỉ”, Bito-onon nói với phóng viên Bloomberg ngày 28/5.

Theo wikipedia, đảo nhân tạo là đảo do con người xây dựng, bằng cách mở rộng những đảo nhỏ đã có sẵn, xây dựng các công trình trên các dải đá ngầm hoặc hợp nhất nhiều đảo nhỏ thành một đảo lớn thông qua các công trình xây dựng.

Để xây dựng những đảo nhân tạo tương tự đảo Cây Cọ ở Dubai, người ta vét cát từ đáy biển. Cát sau đó được phun lên địa điểm xây đảo.

Người ta gọi quá trình này là “tạo cầu vồng” vì cát được phun lên theo hình vòng cung và tạo ra hiện tượng cầu vồng. Ở vòng ngoài của đảo nhân tạo, người ta cho kè bằng những khối đá lớn, phải được đặt xuống đúng vị trí bằng cần cẩu.

Theo Pasi Abdulpata, một đầu nậu mua hải sản người Philippines, được Bloomberg trích thuật, các tàu Trung Quốc đã tập hợp nhiều xi măng và gỗ, thép từ giữa tháng 5.

“Có vẻ như họ sắp xây nhà. Họ (người Trung Quốc) dùng ba tàu lớn chở vật liệu, loại tàu có kích cỡ tương đương tàu tuần duyên của Philippines”, Abdulpata, 40 tuổi, nói. “Người Trung Quốc đang làm những việc sai trái, làm thay đổi hiện trạng ở vùng biển tranh chấp”.

11-52-26_2
Người Trung Quốc đang làm những việc sai trái, làm thay đổi hiện trạng ở vùng biển tranh chấp

Việc vận chuyển vật liệu xây dựng đã được người Trung Quốc thực hiện từ nhiều tháng trước. Tháng 10 năm ngoái, Abdulpata đánh cá tại một địa điểm ở phía bắc quần đảo Trường Sa và gặp các tàu vận tải Trung Quốc. “Có một tàu lớn hút và múc cát, đá từ một góc biển và đẩy qua đầu kia bằng các ống dẫn loại lớn”, Abdulpata kể.

“Nhà máy SX đảo”

Trong bài tường thuật ngày 9/9, nhà báo Rupert Wingfield -Hayes của Hãng tin BBC mô tả công trình “xây đảo” trên khu vực đá Gạc Ma mà Trung Quốc đang thực hiện.

“Nơi này gọi là Johnson South Reef (đá Gạc Ma). Lúc tới gần đá Gạc Ma và dùng thiết bị định vị vệ tinh (GPS) để kiểm tra. Thiết bị định vị vệ tinh của tôi vẫn báo rằng ở đây không có đảo, chỉ có một dải đá ngầm”, Hayes viết.

Nhưng trước đó Hayes đã được xem những tấm không ảnh do Hải quân Philippines chụp, cho thấy người Trung Quốc đang xây đảo tại đây kể từ tháng 2/2014. Hàng triệu tấn đá, cát được hút lên từ đáy biển, bơm vào khu vực dải đá ngầm để tạo ra một hòn đảo mới.

Dọc theo “đường bờ biển” mới được tạo ra, Hayes nhìn thấy đội xây dựng đang tạo đê chắn sóng biển. Có các xe tải chuyên dụng để bơm xi măng, cần trục, những ống thép loại lớn. Ánh chớp hàn xì lóe lên liên tục.

Trên nóc tòa nhà màu trắng, một quân nhân quan sát nhóm của Hayes qua ống nhòm. Hayes thúc những ngư dân Philippines đi cùng tiến vào gần hơn nhưng những người Trung Quốc trên “đảo” bắn lên một loạt pháo sáng cảnh báo.

11-52-26_3
Thiết kế sân bay và bến cảng trên đá Gạc Ma của CSSC (ảnh: Philstar)

BBC nhận định, sự xuất hiện của những đảo mới ở biển Đông là một động thái mới của Trung Quốc trong việc đòi chủ quyền ở vùng biển này. Hồi đầu năm nay, Trung Quốc tăng cường sự hiện diện bằng việc xây một loạt nhà bê tông trên các đảo san hô. Giờ đây, họ xây đảo trên 5 dải đá ngầm.

Trên một trong 5 đảo mới này, có lẽ là trên đá Gạc Ma, dường như Trung Quốc đang chuẩn bị xây một sân bay đủ dài để máy bay chiến đấu có thể cất hoặc hạ cánh. Kế hoạch công bố trên website của Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC) được cho là đã thể hiện thiết kế của đường băng này, theo tờ Philstar của Philippines.

Tờ này nói một thiết kế đảo nhân tạo ở đá Gạc Ma được một chi nhánh của CSSC công bố gần đây. Viện Thiết kế và Nghiên cứu số 9 tung ra thiết kế ở dạng 3D đối với dự án xây đảo, bao gồm một sân bay quân sự và một bến tàu.

Theo Philstar, công trình rộng 30ha rõ ràng là để phục vụ hoạt động của quân đội Trung Quốc tại biển Đông, nơi Việt Nam, Philippines và Malaysia có tuyên bố chủ quyền.

BBC nhận định, trong hàng chục năm, Trung Quốc đã làm rất ít để củng cố những tuyên bố chủ quyền mơ hồ và quá đáng của họ. Nay điều này đang thay đổi. Bắc Kinh đang tỏ ra quả quyết hơn bao giờ hết.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm