| Hotline: 0983.970.780

Ứng dụng công nghệ cao sản xuất lúa, lợi nhuận tăng thêm 5 triệu đồng/ha

Thứ Tư 02/11/2022 , 08:35 (GMT+7)

ĐỒNG THÁP Sau thu hoạch, bán giá 6.530 đồng/kg lúa, trừ chi phí, nông dân có lãi hơn 20 triệu đồng/ha (cao hơn ruộng lúa ngoài mô hình khoảng 5 triệu đồng/ha).

Phòng NN-PTNT huyện Tam Nông (Đồng Tháp) vừa tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất lúa chất lượng, ứng dụng công nghệ cao gắn liên kết tiêu thụ vụ thu đông năm 2022. Đông đảo các nhà khoa học, chính quyền địa phương và nông dân 12 xã, thị trấn trong huyện tham dự.

Empty

Các đại biểu tham quan mô hình. Ảnh: Trọng Trung.

Vụ thu đông 2022, HTX Nông nghiệp Phú Xuân, xã Phú Đức (huyện Tam Nông) gieo sạ 50ha lúa giống OM 5451 sản xuất theo quy trình lúa an toàn, ứng dụng thiết bị bay (drone) sạ lúa, bón phân, phun thuốc BVTV, kiểm soát dư lượng, được Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Đồng Tháp (ANGIMEX) liên kết đầu tư lúa giống và thu mua toàn bộ sản phẩm (được cộng thêm 150 đồng/kg lúa nếu kiểm tra về dư lượng đạt yêu cầu); Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau đầu tư phân bón; Công ty TNHH XAG Mê Kông cung ứng dịch vụ drone. Đây là vụ lúa thứ 3 trong năm nay, nông dân HTX Phú Xuân thực hiện mô hình này.

Sau tham quan, các nhà khoa học và nông dân đánh giá hiệu quả của ruộng lúa thực hiện mô hình so với ruộng lúa đối chứng có nhiều lợi ích. Cụ thể, ruộng lúa áp dụng mô hình giúp nông dân giảm lượng giống sạ từ 180kg xuống còn 120kg/ha, hạn chế số lần sử dụng thuốc BVTV hoá học trên ruộng để bảo tồn thiên địch, không sử dụng thuốc BVTV giai đoạn lúa dưới 40 ngày sau sạ; sử dụng phân bón Cà Mau giúp lúa khỏe, cứng cây, ít bị đổ ngã, chống chịu được một số loại sâu bệnh…, góp phần nâng cao chất lượng hạt lúa, tiết kiệm chi phí và tăng cao lợi nhuận, bảo vệ môi trường sinh thái và sức khoẻ của nông dân.

Empty

Mô hình đã giảm được đáng kể chi phí đầu tư trong sản xuất lúa. Ảnh: Trọng Trung.

Giá thành sản xuất 1kg lúa trong mô hình giảm 578 đồng so ruộng đối chứng. Năng suất bình quân đạt từ 6,5 đến 7 tấn/ha, chi phí đầu tư 19.492.000 đồng/ha. Sau thu hoạch, bán giá 6.530 đồng/kg lúa; trừ chi phí, nông dân có lãi hơn 20 triệu đồng/ha (cao hơn ruộng lúa ngoài mô hình khoảng 5 triệu đồng/ha).

Ông Nguyễn Anh Tàu, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tam Nông cho biết: Vụ đông xuân 2022 - 2023, Phòng NN-PTNT huyện tiếp tục duy trì sản xuất 50ha và nhân rộng mô hình này trên địa bàn huyện để giúp nông dân giảm chi phí trong sản xuất và nâng cao trình độ sản xuất, tăng lợi nhuận...

Xem thêm
Trại lợn đầu độc kênh mương

Tiền Giang Đang mùa khô hạn, thiếu nước sản xuất nhưng tại một số nơi dòng nước kênh bị ô nhiễm bởi chất thải do một bộ phận người chăn nuôi kém ý thức xả xuống.

Vĩnh Long tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại

Vĩnh Long Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong năm 2024, tỉnh sẽ tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó trên địa bàn.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm