| Hotline: 0983.970.780

Ước mơ của đứa trẻ mắc bệnh ung thư

Chủ Nhật 17/06/2018 , 07:30 (GMT+7)

Để duy trì sự sống cho con trai, mỗi tháng chị Nguyễn Thị Thu Hà (thôn Bình Sơn, xã Như Thụy, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) phải có trong tay 3 triệu đồng. Nhưng, số tiền quá lớn khi đối với chị, khi chính chị cũng đang trong mình nhiều căn bệnh.

Chồng mất sớm, con bệnh nặng

Vừa bước vào nhà chị Hà, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi là một đứa trẻ xanh xao, đôi mắt buồn xa xăm. Đó là cháu Nguyễn Hải Đăng, 10 tuổi, là con trai duy nhất của chị Hà.

10-28-21_nh_1
Ngôi nhà cấp bốn của gia đình chị Hà

Chia sẻ với chúng tôi, chị Hà cho biết, Đăng sinh ra đã mang trong mình căn bệnh ung thư máu. Thương con, vợ chồng chị chạy vạy khắp nơi để chữa trị cho con. Bao nhiêu đồ đạc giá trị trong nhà cứ dần “đội nón ra đi” nhưng căn bệnh của cháu Đăng vẫn không thuyên giảm.

Nỗi đau chồng chất nỗi đau, khi Đăng lên 3 tuổi thì mồ côi cha. Chồng chị Hà mắc bệnh hiểm nghèo rồi ra đi mãi mãi khiến gia đình 2 họ suy sụp về tinh thần. Kẻ mất con, người mất chồng. Chồng mất, gia đình chị Hà lâm vào cảnh khánh kiệt. Chị vừa làm mẹ, vừa làm cha để nuôi Đăng khôn lớn. Cuộc sống gặp vô vàn khó khăn.

“Chồng mất sớm, một mình tôi phải nuôi con nhỏ và mẹ đẻ năm nay đã 80 tuổi. Cuộc sống khó khăn khiến cháu Đăng chưa từng được có những bữa ăn đủ đầy chất dinh dưỡng như bao đứa trẻ khác…”, chị Hà nhớ lại.

Lau vội những giọt nước mắt đang lăn dài trên gò má, chị Hà nói tiếp, mấy hôm trước, 2h sáng cháu nó bất chợp tỉnh dậy, chảy máu cam rồi đập phá đồ đạc, ôm đầu rồi khóc. Tôi phải dụ dỗ hơn 1 tiếng, nó mới chịu ngủ lại.

Theo chị Hà, căn bệnh của Đăng ngày càng nặng thêm, hành hạ em cả ngày lẫn đêm. Rồi, dần dần từ bệnh đó lại phát sinh ra nhiều căn bệnh khác như mờ mắt, suy dinh dưỡng, người lúc tỉnh lúc mê…

10-28-21_nh_2
Hàng ngày chị Hà chỉ ở nhà làm những việc lặt vặt và trông coi Hải Đăng

Đã từ lâu rồi, Đăng không được đến lớp, đến trường vì căn bệnh hành hạ em mỗi ngày. Sau cơn đau, Đăng lại là một đứa trẻ rất ngoan, biết yêu thương và lo nghĩ cho mẹ. Em cũng phụ giúp mẹ công việc nhẹ nhàng.
 

Ước mơ khó thực hiện

Cha mất sớm, chỗ dựa vững chắc nhất của Đăng chính là mẹ và bà ngoại. Thế nhưng, chị Hà sức khỏe cũng không được tốt. Chị bị di truyền chất độc da cam từ cha đẻ. Bệnh gai đốt cột sống, viêm phổi khiến chị không thể lao động nặng. Giờ chị ở nhà trông con và làm những việc lặt vặt.

Chị Hà tâm sự: “Giờ sức khỏe chị cũng yếu nhiều nhưng vẫn một mình nuôi mẹ đẻ 80 tuổi và con trai bệnh nặng. Nhà có cháo ăn cháo, có rau ăn rau. Hôm nào, ai cho bát canh, tý thịt lợn thì bữa cơm còn đạm bạc. Con nhà người ta sinh ra có sữa nọ, sữa kia uống, còn con tôi chỉ có sữa bò pha loãng, uống cầm chừng”.

Giờ nhìn thấy con đau đớn, chị chỉ biết ngồi khóc. Bởi gia đình chị đã vay mượn anh em, họ hàng quá nhiều rồi. “Vay lãi ngày tôi cũng vay hết rồi. Bây giờ vay nhiều người ta cũng sợ, chẳng biết vay đâu mà lo cho con. Nhiều lúc cảm thấy tủi thân, chán chường nhưng nghĩ đến đứa con, mẹ, tôi lại phải tự nhủ mình cố gắng sống”, chị Hà rưng rưng nước mắt.

10-28-21_nh_4
Không có bạn, Hải Đăng chỉ vui chơi quanh nhà

Tuổi 80, tưởng chừng sẽ được nghỉ ngơi, an nhàn nhưng cụ Hà Thị Lộc (mẹ đẻ chị Hà) với dáng người nhỏ thó, tóc đã ngả màu mây vẫn phải lụ khụ phụ cùng chị Hà chăm sóc Hải Đăng. Có lẽ chưa một phút giây nào cụ được thảnh thơi và hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn ở cái tuổi già.

“Bệnh cháu tôi ngày một nặng nhưng gia đình không còn tiền để cho cháu đi bệnh viện chữa được nữa. Tôi đau lắm mà chẳng biết làm thế nào được. Tôi lo quá, không biết có cách nào chữa khỏi bệnh cho cháu được không, để cho mẹ con nó nương tựa vào nhau”, cụ Lộc phân trần.

Khi được hỏi về ước mơ sau của Hải Đăng, chị Hà bảo: “Cháu ước lớn lên sẽ làm được nhiều tiền để xây nhà đẹp cho mẹ ở để mẹ bớt khổ. Nhưng có lẽ, ước mơ đó khó thực hiện được…”.

Bà Phạm Thị Phương Anh, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết, trong suốt những năm qua cháu Đăng đã phải vật lộn với những cơn đau kể cả ngày lẫn ban đêm. Bà ngoại, mẹ cháu thì sức khỏe đã yếu nên cũng không lao động được việc nặng. Gia đình rất khó khăn.

“Tôi rất mong có phép màu kì diệu đến với Hải Đăng. Mong các nhà hảo tâm, cơ quan đoàn thể ủng hộ để gia đình có thêm kinh phí chữa bệnh cho cháu, để cháu có tương lai tốt đẹp hơn”, bà Phương Anh mong muốn.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về chị Nguyễn Thị Thu Hà (thôn Bình Sơn, xã Như Thụy, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc); hoặc Tuần san Kiến thức gia đình (số 14 Ngô Quyền, Hà Nội, ĐT: 024.38256492 - 0983.970780), chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

(Kiến thức gia đình số 24)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm