| Hotline: 0983.970.780

Ước mơ giản dị của người vợ lấy chồng tâm thần

Thứ Sáu 01/12/2017 , 06:50 (GMT+7)

Là người phụ nữ bình thường nhưng chị lại quyết định lấy một người tâm thần, nguyện cả đời chăm sóc anh, làm chỗ dựa tinh thần cho anh.

Câu chuyện giữa chị Nguyễn Thị Hằng và anh Nguyễn Đức Đăng (thôn Văn Hội, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội) khiến không ít người phải rơi nước mắt.
 

Duyên phận

Trước đây, anh Đăng là một thanh niên khỏe mạnh, hoạt bát. Năm 1975, anh nhập ngũ, cho đến năm 1978 được điều chuyển sang chiến trường Campuchia. Được  hơn 1 năm thì mắc chứng bệnh tâm thần. Chạy chữa khắp nơi không đỡ, cả nhà quyết định cho anh về xích vào chân giường và bàn tính chuyện tìm người chăm sóc.

15-52-10_chi_hng_ben_cnh_nguoi_chong_tm_thn_v_cc_con_cu_minh
Gia đình chị Nguyễn Thị Hằng và anh Nguyễn Đức Đăng

Chị Hằng là người làng bên, từ khi sinh ra đã thiếu tình thương của mẹ. Nhà nghèo, sống cảnh con chồng nên tuổi thơ chị lang thang khắp nơi. Không được đi học như chúng bạn, hằng ngày chị Hằng phải ở nhà đi mò cua bắt ốc. Thời gian cứ thế bẵng đi, chị quên luôn cả việc lấy chồng.

Một lần đến xã Văn Hội gặt lúa cho cô em, trong lúc giải lao, mọi người đùa vui, gán ghép chị với anh Đăng. Chị chỉ cười và nói, đời mình chẳng bao giờ nghĩ sẽ nên duyên chồng vợ với một người đàn ông có đầu óc không bình thường. Thế nhưng, ông trời run rủi thế nào để chị gặp người đàn ông không bình thường ấy. Thấy anh Đăng hiền khô, ngồi chơi như một đứa trẻ khiến người phụ nữ quá lứa ấy mủi lòng.

Chị đã rơi nước mắt khi nhìn vào đôi mắt của anh. Chẳng hiểu sao trong phút giây ấy chị lại muốn chăm sóc anh, muốn làm chỗ dựa cho anh đến cuối đời.

Đám cưới vội vã được hai họ chuẩn bị vỏn vẹn trong 10 ngày. Dù tổ chức không được linh đình, phần vì gia đình khó khăn phần vì anh chồng không được mạnh khỏe như người ta. Vậy mà, đám cưới ấy lại đông người đến dự nhất làng.

Nhìn cái cách mà chị Hằng chăm sóc chồng con mới thấy nghị lực phi thường của người phụ nữ ấy lớn thế nào. Chị chỉ lặng lẽ nói: "Cái số em nó khổ, chứ em được nhà anh Đăng hỏi là em mừng lắm. Chịu cảnh mẹ ghẻ con chồng, có nhà mà cứ phải lang thang không được về. Hơn 30 tuổi đầu không lấy được chồng, lại mù chữ…", nói đến đây, chị bỏ lửng không nói tiếp.

Lấy được anh Đăng, chị có một mái nhà để về, thêm một người để yêu thương. Những ngày anh lên cơn, chị khổ lắm, phải xích anh ở nhà không lại chạy ra đường đánh người, hay đi mất tích. Thế mà dần dần qua bàn tay chăm sóc của chị, bệnh tình anh đỡ hẳn, giờ chỉ ngồi một chỗ không bỏ đi nữa. Một năm sau, bé Hiểu Ly ra đời.
 

Chỉ mong con biết cái chữ

Nhìn quanh nhà chị Hằng, chỉ có ngôi nhà mới xây là còn sáng màu sơn mới. Tất cả vật dụng trong nhà đều cũ kĩ sứt mẻ. Khi chúng tôi vào nhà, chị giục con bé lớn chạy sang hàng xóm mượn ghế để ngồi. Rồi chị nói: "Nhà chẳng có gì đáng giá, ngoài cái xe đạp cà tàng đi chợ, còn căn nhà này năm ngoái được bên xã cho 20 triệu nên nó không còn hụt trước trống sau. Đồ đạc toàn là đồ thải của bà con cho đấy".

Mù chữ nên chị Hằng không có nghề, ngoài 1 sào ruộng, hàng ngày dù nắng hay mưa chị vẫn tha thẩn ở bờ kênh, con rạch bắt cua, bắt ốc. Sức khỏe anh Đăng ngày càng yếu dần, dù những cơn điên đã ít hơn nhưng anh chẳng thể giúp chị được gì. Nhà nghèo lại càng nghèo hơn khi có thêm chị em Hiểu Ly.

Chị Hằng nói trong tiếng nấc: "Giấy tờ của nhà bị anh Đăng xé hết, hai năm trước mới xin được cái giấy xác nhận hộ nghèo. Bệnh viện bảo phải viết đơn xin hỗ trợ thuốc cho anh Đăng mà tôi không biết chữ, đã nghèo lại còn nghèo hơn".

Cuộc sống khó khăn thế mà chị vẫn kiên cường cho đến tận bây giờ cũng chỉ vì con cái. Ước mơ của chị Hằng là cái Ly được đi học và biết cái chữ, để nó không phải giống như chị. Giờ nó học cấp 2 cũng  giúp đỡ chị phần nào, biết quét cái nhà, trông em…

Được bà con chỉ dẫn, chị Hằng cũng biết mua nguyên liệu làm vàng mã về kiếm thêm. Sống trong thiếu thốn và ảnh hưởng bệnh thần kinh của bố nên Hiểu Ly không được tinh ranh. Mỗi ngày rảnh rỗi không đến trường, em cũng biết ngồi giúp mẹ dán giấy vàng.

"Một ngày cháu làm được 500 đồng cho mẹ cháu. Cháu biết nhà cháu nghèo, bố lại bị bệnh nên cháu chỉ biết cố gắng phụ mẹ việc nhà, giúp mẹ kiếm thêm thu nhập để nuôi bố và các em", Ly tươi cười khoe.

Cô Bùi Thị Thanh Hường, cô giáo của bé Ly, cho hay: "Ở trường cũng biết  hoàn cảnh của Ly nên hết sức tạo điều kiện cho em đi học; miễn giảm toàn bộ các khoản đóng góp, học phí cũng chỉ đóng một nửa. Ly là học sinh đặc biệt của tôi. Em có sức khỏe kém nhưng có ý thức vươn lên. So với các em học sinh khuyết tật thì Ly xếp loại khá".

Chia tay chúng tôi, bé Ly nói khẽ, sau này muốn làm bác sĩ để chữa bệnh cho bố. Nghe được câu nói của con gái, chị Hằng khóc không thành tiếng: "Sống chết gì tôi cũng phải cho hai đứa học đến nơi đến chốn, để chúng nó có thể viết được tên cho chính những đứa con của mình".

Hoàn cảnh của gia đình chị Nguyễn Thị Hằng rất mong nhận được sự giúp đỡ của bạn đọc gần xa. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về chị Nguyễn Thị Hằng (thôn Văn Hội, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội); hoặc gửi về Văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL số 49 Lý Tự Trọng, TP. Cần Thơ, ĐT: 0292.3835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm