| Hotline: 0983.970.780

Vải chín sớm Phương Nam

Thứ Hai 23/12/2013 , 10:14 (GMT+7)

Vải chín sớm mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nông dân của phường Phương Nam (từ 180 đến 200 triệu/ha) do có nhiều ưu thế so với vải của các nơi khác.

Vải chín sớm Phương Nam (giống vải Bình Khê) được trồng tại phường Phương Nam, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh từ những năm 1966.

>> Nếp cái hoa vàng Đông Triều
>> Mía tím

Vải chín sớm mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nông dân của phường Phương Nam (từ 180 đến 200 triệu/ha) do có nhiều ưu thế so với vải của các nơi khác như quả to, vỏ mỏng, gai thưa và ngắn, nhiều nước, có vị ngọt hơi chua, mùi thơm. Lợi thế nhất của vải Phương Nam là chín sớm hơn vải Tu Hú từ 7 - 10 ngày và vải thiều Thanh Hà, vải thiều Lục Ngạn từ 20 - 30 ngày.

Vải chín sớm khá thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Phương Nam ở vùng bãi triều dọc hai bờ sông Đá Bạc. Nếu di thực, đặc điểm chín sớm của giống vải chín sớm Phương Nam chỉ duy trì được 1 - 2 năm đầu và chất lượng vải bị suy giảm (quả nhiều gai, gai nhọn, chua và chín muộn hơn). Trong những năm vừa qua, tuy vải chín sớm Phương Nam bán trên thị trường nhưng chưa được người tiêu dùng biết đến, nhiều lúc đứng dưới tên các loại vải khác.

Nhằm phát triển bền vững, nâng cao uy tín sản phẩm vải chín sớm trên thị trường, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt dự án: “Tạo lập, quản lý và phát triển Nhãn hiệu tập thể vải chín sớm phường Phương Nam cho sản phẩm vải của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” với các nội dung: Quy hoạch vùng sản xuất vải chín sớm; tạo lập nhãn hiệu tập thể vải chín sớm phường Phương Nam; quản lý nhãn hiệu tập thể vải chín sớm; phát triển sản xuất vải chín sớm và tăng cường năng lực cho các tác nhân.

Việc xây dựng nhãn hiệu tập thể vải chín sớm phường Phương Nam được sự ủng hộ và quan tâm của lãnh đạo địa phương và người trồng vải Phương Nam. Kết quả dự án đã quy hoạch được vùng sản xuất vải chín sớm đảm bảo chất lượng tập thể với diện tích 300 ha trên địa bàn phường Phương Nam, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ dưới chủ sở hữu là Hội Nông dân phường Phương Nam, xây dựng được các công cụ quản lý phù hợp để quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể.

Ngoài ra dự án cũng đã tổ chức các lớp tập huấn đào tạo về quy trình kỹ thuật trồng vải, đào tạo về quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể cho các tác nhân, đào tạo kỹ năng kinh doanh, kỹ năng phát triển thị trường, nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật của các tác nhân hưởng lợi về trồng, chăm sóc cây vải cũng như việc bảo vệ nhãn hiệu tập thể đã xây dựng.

Đạt được kết quả trên là nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị tư vấn là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp với lãnh đạo địa phương và người sản xuất vải. Dự án không những giúp cho người sản xuất nâng cao được năng xuất, chất lượng sản phẩm mà còn góp phần không nhỏ để khẳng định uy tín của sản phẩm vải chín sớm trên thị trường. Vải chín sớm phường Phương Nam nay đã có nhãn hiệu mang tên của chính mình chứ không còn phải “núp bóng” một ai.

Xem thêm
Người Mông trung thành với lợn đen

YÊN BÁI Đồng bào Mông ở Yên Bái tập trung phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa quy mô hàng hóa, phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại giúp nâng cao thu nhập.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất