| Hotline: 0983.970.780

Về lại nơi 'chỉ toàn phụ nữ, trẻ em và... con nghiện'

Thứ Hai 16/08/2021 , 12:03 (GMT+7)

Hơn 16 năm trước và giờ trở lại tôi cũng chưa hết cảm giác ớn lạnh khi lọt vào cái bản heo hút nằm chênh vênh bên dòng Nậm Nơn, tiêu điều, xơ xác.

Nhắc đến Xốp Mạt, một bản người Thái ở xã Lượng Minh, huyện Tương Dương (Nghệ An), chắc nhiều người chưa hết rùng mình bởi nơi đây từng được mệnh danh là “thủ phủ ma túy”, “bản vắng đàn ông”, ”bản không chồng”...

Nhưng giờ trở lại nơi này, nhiều thứ đã đổi khác.

Làng Văn hóa Bản Xốp Mạt bây giờ

Làng Văn hóa Bản Xốp Mạt bây giờ

Một thời “bản nghiện, bản buôn ma túy và bản không chồng”

Năm 2004, khi chưa ngăn thủy điện Bản Vẽ, men theo sông Nậm Nơn trong xanh đầy ắp nước cuộn chảy về xuôi. Vượt cầu treo sang bản Xốp Mạt phía tả ngạn, những ngôi nhà sàn nằm chênh vênh, nhấp nhô bên sườn núi đá. Đêm bên bếp lửa, cạnh chum rượu cần nghe một già bản giải nghĩa: "Xốp" tiếng Thái nghĩa là cửa, miệng; "Mạt" là hiền hòa, bao dung, may mắn...

Và rồi cũng từ đêm ấy nghe tiếng trầm buồn thở than của già: “Lẽ nào đất rừng của ông cha ta để lại từ ngàn đời nay mà bây chừ ta không còn dám tới đó, làm chủ nó?

Đó là những ngày “đen tối” nhất của Xốp Mạt khi cơn lốc ma túy từ trên đỉnh núi Pu Lôm tràn xuống làm cho bản làng xác xơ, tiêu điều để rồi “chỉ toàn đàn bà, trẻ em... và con nghiện”. Ngày đó ngay tại bản Xốp Mạt mua ma túy còn dễ hơn mua gạo, khoai, sắn, dầu, muối, gần 100% đàn ông và cả trẻ em Xốp Mạt đều trở thành người buôn bán, vận chuyển và con nghiện ma túy. Bà con dân bản vốn hiền lành chất phác vốn dĩ tự ngàn xưa nơi đây không ai nhớ được “con ma túy” có từ bao giờ.

Pu Lôm như cái nón úp có những cái tua như những chiếc vòi sên tỏa xuống các bản Xốp Mạt, Minh Phương, bản Đữa... Ban đầu chỉ xuất hiện buôn bán ma túy nhỏ lẻ của một số “ông Mẹo” (người Mông) cấu kết với người địa phương vận chuyển ma túy từ Lào rồi qua đường tiểu mạch tập trung về đây. Dần dần, những đường dây ma túy số lượng lớn và nơi đây hình thành điểm trung chuyển ma túy từ Lào qua huyện Kỳ Sơn xuống Tương Dương rồi đi về xuôi.

Vào những năm 2000, Xốp Mạt có gần 40 hộ thì có đến hơn 30 hộ có người vào tù vì ma túy. Hầu hết, đàn ông Xốp Mạt thậm chí cả các sơn nữ và trẻ em đều bị cuốn vào vòng xoáy lốc ma túy, người không đi tù thì cũng nghiện ngập, không bị công an truy lùng cũng phải bỏ bản quê, gia đình đi biệt xứ. Ám ảnh nhất là cậu bé Lương V. H, 12 tuổi đã phải đi cai nghiện tại trạm y tế xã. Chính vì vậy, người ta nhắc đến Xốp Mạt với cái tên không mấy vui, “thủ phủ ma túy”, “bản nghiện” “bản không chồng”,…

Ở Xốp Mạt ngày đó, có gia đình ba người đi tù vì ma túy, tám người nghiện. Nhiều đứa trẻ phải chịu cảnh mồ côi từ nhỏ, có em sinh ra đã mang căn bệnh thế kỷ HIV. Còn nhớ gia đình ông Lô Viết L, từng là Đảng ủy viên, cán bộ UBND xã Lượng Minh, vợ ông từng giữ cương vị Phó Chủ tịch UBND xã Lượng Minh. Gia đình có hơn 10 người thì có tới tám người nghiện và vào tù vì ma túy (gồm cả bố, mẹ, con gái, con rể, cháu ngoại).

Ngày đó, tôi liều mình giấu thân phận, cải trang như người bản địa thâm nhập đỉnh Pu Lôm, nơi mấy “ông Mẹo” (người dân địa phương thường gọi trùm ma túy về lập lều dựng trại trên Pu Lôm) làm chủ lãnh địa ma túy. Nhưng đều không thể bước qua những họng súng đen ngòm lạnh lùng trong những bụi rậm chĩa ra chặn lại. Ngày đó, Công an đã cử những trinh sát kỳ cựu nhất ăn lương khô mật phục nhiều ngày nhưng rất khó lọt vào “vùng cấm Pu Lôm”...

Nói đến Xốp Mạt, không ai quên “ông trùm” ma túy Lô Văn Tuấn, SN 1953 với biệt danh “Tuấn trưởng bản”. Một trưởng bản có uy tín được dân bản tin yêu, mến phục. Nhưng không ai ngờ suốt 17 năm, với vỏ bọc trưởng bản, Lô Văn Tuấn đã lén lút lập một đường dây buôn bán ma túy lớn từ Lào về Việt Nam. Phải một thời gian dài theo dõi, mật phục, đến tháng 9/2005, hàng trăm trinh sát được chia thành nhiều mũi đồng loạt tấn công Pu Lôm, lực lượng công an mới triệt phá thành công chuyên án, bắt được Tuấn cùng nhiều đối tượng khác. Trong đường dây này, Tuấn đã buôn bán tới 152 bánh heroin và 200kg thuốc phiện.

Các con nghiện ở vùng khác nghe tiếng Xốp Mạt vẫn còn lui tới đây sử dụng và lôi kéo người dân. Thỉnh thoảng công an vẫn bắt được một số đối tượng mua bán vận chuyển ma túy nhỏ lẻ trên địa bàn. Nhưng điều đáng mừng, những người lầm lỗi trước đây nay trở về đã nhanh chóng hòa nhập cộng đồng tốt, tu chí làm ăn và không quay lại con đường cũ.

Trưởng Công an xã Lượng Minh, ông Vi Văn Thủy

Cán bộ xã đến tuyên truyền vận động nhân dân bản Xốp Mạt bài trừ tệ nạn ma túy

Cán bộ xã đến tuyên truyền vận động nhân dân bản Xốp Mạt bài trừ tệ nạn ma túy

Bây chừ đừng gọi “Bản không chồng” nữa!

Không chỉ tiêu điều xác xơ vì cơn lốc xoáy của ma túy, liên tục những năm sau đó bản Xốp Mạt bị thiên tai lũ lụt gây bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều ngôi nhà bị đất đá vùi lấp, đổ trôi xuống dòng Nậm Nơn. Chiếc cầu treo sang bản cũng bị mưa lũ gây sạt lở làm “quăn vỏ đỗ” không còn qua lại được gây cách trở đôi bờ.

Trước thực trạng đó, “Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư để di dời khẩn cấp 37 hộ dân bản Xốp Mạt và trung tâm hành chính xã, các trường học ra khỏi vùng thiên tai, sạt lở nguy hiểm xã Lượng Minh, huyện Tương Dương” được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt. Bắt đầu từ năm 2014, bà con bản Xốp Mạt đã được di chuyển đến khu tái định cư mới nằm phía hữu ngạn cách bản cũ chừng khoảng vài cây số. 

Bây chừ bản Xốp Mạt không có con nghiện mới, hiện bản có 44 hộ, 158 khẩu. Về khu tái định cư mới, mỗi hộ được giao mặt bằng gồm đất ở và đất vườn khoảng 200m2. Do địa hình hiểm trở nên diện tích đất ở cũng như đất sản xuất hạn chế, nhưng bà con yên tâm hơn vì không còn cách trở, không còn lo lở đất khi mùa mưa bão về, con em được đến trường gần hơn, học hành đến nơi đến chốn. Một số gia đình đã có con học lên đại học, cao đẳng như gia đình anh Lương Trọng Phú, chị Lô Thị Thắm có hai con học lên đại học, đứa con trai học Trường Đại học Y Thái Bình và con gái học Trường Đại học Vinh...

“Mọi người cứ gọi bản Xốp Mạt là bản không chồng! Không phải thế đâu..., hiện tại chúng tôi không còn muốn nghe, không muốn nhắc lại nữa!. Mọi người đều muốn quên đi những tháng ngày ảm đạm kia để hướng về cuộc sống mới vui vẻ, thanh bình, với những điều tốt đẹp. Đừng gọi Xốp Mạt là bản không chồng nữa! Tháng 5/2019, bản Xốp Mạt đã được công nhận và đón danh hiệu Làng Văn hóa”, Bí thư Chi bộ bản, chị La Thị Miền chia sẻ.

Thế hệ mới của bản Xốp Mạt

Thế hệ mới của bản Xốp Mạt

Để có được niềm vui đó, từ hơn chục năm qua, chính quyền địa phương xã Lượng Minh đã nỗ lực trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, hệ lụy về ma túy và hướng dẫn người dân tố giác tội phạm để ma túy không len lỏi sâu vào từng thôn bản… Bên cạnh đó, lực lượng chức năng địa phương tổ chức hàng loạt cuộc đẩy đuổi, các cuộc truy quét các tụ điểm bán lẻ ma túy trên địa bàn.

Tiếng lành cũng đồn xa, nghe tin Xốp Mạt được công nhận “ Làng Văn hóa”, bà con bản trên, mường dưới ai cũng mừng vui. Trở lại chốn hãi hùng xưa, chúng tôi cũng thực sự mừng vui. Bước chân vào bản mới không còn phải che giấu thân phận, không còn thấy sự trống vắng, cô quạnh và không còn thấy những ngôi nhà sàn xiêu vẹo, vách nứa thủng lỗ chỗ... như xưa. Tiếng chào mời thân thiện vốn có của bản người Thái hiếu khách vốn dĩ tự ngàn xưa nay đã râm ran trở lại. Nắng hè rót vàng mật ong đã bừng sáng trải vàng trên mái xanh Pu Lôm...

Lượng Minh đã xây dựng được các mô hình bản không có tệ nạn ma túy, mại dâm tại các bản Minh Tiến, Cà Moong và Xốp Cháo; mô hình quản lý, giúp đỡ người nghiện ma túy sau cai nghiện, người sau cai tại bản Xốp Mạt và mô hình bản duy trì không có tệ nạn xã hội tại hai bản Cà Moong và Xốp Cháo.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cảnh báo tình trạng xả nước thải ao tôm ra môi trường

Bạc Liêu cảnh báo tình trạng xả nước thải liên tục từ các ao nuôi tôm ra môi trường, nhất là các hộ nuôi tôm siêu thâm canh.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tặng quà, nước uống cho người dân xã Cẩm Sơn

Bến Tre Sáng 12/5, tại UBND xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, Hội Nông dân tỉnh Bến Tre phối hợp với các mạnh thường quân tặng quà, nước uống cho bà con địa phương.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm