Thời gian qua tuyến đê sông Cầu thuộc xã Tam Đa, huyện Yên Phong (Bắc Ninh) xuất hiện nhiều công trình xây dựng lấn chiếm lòng sông, ảnh hưởng đến an toàn thoát lũ của sông Cầu.
Nhiều công trình xây dựng bức tử đê sông Cầu
Thời gian qua tại tuyến đê sông Cầu thuộc xã Tam Đa, huyện Yên Phong xuất hiện nhiều công trình xây dựng lấn chiếm lòng sông, ảnh hưởng đến an toàn thoát lũ của sông Cầu.
Thoạt nhìn ngôi nhà này… thì ai cũng nghĩ nó đang được xây dựng tại một khu đô thị với view hồ, view biển.
Oái oăm thay nó lại được xây dựng trên chính hành lang bảo vệ đê sông Cầu thuộc địa phận xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Theo quan sát tại tuyến đê này, chưa đầy 2km có đến hàng chục công trình nhà ở kiến cố đã.. đang… và tiếp tục được mọc lên.
Mỗi nhà một kiểu… nhà thì thò ra… nhà thì thụt vào. Nhưng tất cả đều có một điểm chung là.....cùng ‘vươn mình’ ra sông nhiều nhất có thể.
Người dân
Anh cái thằng này nó làm Chủ tịch xã chứ người khác thì nó cuốc đi lâu rồi, làm Chủ tịch xã cũng lâu rồi, bao nhiêu khóa rồi.
Đất này nó là đất của sân đấu vậy của làng nó mà kiện thì đi tù lâu rồi.
Chẳng lấy làm khó hiểu… khi tại khu vực này… việc bức tử đê sông Cầu và vi phạm hành lang an toàn đê lại diễn ra nhiều đến vậy…
Cũng vì thế mà giá xây dựng tại đây đã được đẩy lên cao bởi nhiều chi phí.
Người dân
Móng sâu, một tầng mòng bằng hai tầng bình thường rồi. Mấy tỉ mới làm được một cái nhà ở ngoài này, giấy tờ sổ đỏ làm gì có cháu. Đấy xây nhà thì người ta vẫn xây đấy thôi. Bây giờ vẫn đang làm ầm ầm đây này.
Ít ai nghĩ việc xây dựng nhà ở khu vực hành lang an toàn đê lại dễ đến vậy.
Tiếp cận một công trình đang xây dựng… và đây là cách người phụ nữ này có thể xây dựng được nhà…
Người dân
Nhà ông ấy xây hình như phải 4 tầng hay sao đấy. Ông ấy làm chủ tịch rồi ông ấy đi đình chỉ người khác ấy chứ, cháu mà đang làm họ đến là phải mất tiền.
Nhà đổ mấy xe đất cũng phải mất tiền, hôm lọ bắn một dọc tôn cũng phải mất 4 triệu đồng.
Thực tế tại khu vực này, người dân đã sinh sống ổn định từ hàng chục năm nay. Lợi dụng vào việc đó, nhiều người đã xem việc lấn chiếm đê để xây dựng nhà ở dễ như trở bàn tay.
Và cộng thêm một phần đến từ cách làm việc của chính quyền địa phương…
Ông NGUYỄN HOÀNG HẢI
Phó Chủ tịch UBND xã Tam Đa, huyên Yên Phong
Đúng nếu theo pháp lý là không được, nhưng mà các hộ tranh thủ tối sớm có thể là làm xây trái phép họ tranh thủ xây, chúng tôi xã với địa phương đôi lúc phối hợp vẫn chưa được nhuần nhuyễn lắm. Cho nên là họ có cơi lới tranh thủ ra một chút, cho nên việc đấy vẫn chưa hoàn thiện được, đấy là lỗi của chúng tôi trong việc quản lý trật tự xây dựng trong thời gian vừa qua.
Những hình ảnh này là minh chứng sắc nét nhất về cách vận hành công việc theo lối quan hệ… tiền tệ… và trì trệ… trong quản công trình xây dựng trên hành lang đê tại xã Tam Đa.
Diều này, đã khiến cho các cơ quan chuyên môn về đê điều của tỉnh Bắc Ninh ngán ngẩm khi nhắc đến cụm từ “bảo vệ hành lang đê” tại khúc sông này…
Ông ĐÀM PHƯƠNG BẮC
Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Bắc Ninh
Tác nhân của con người tức là việc anh xây dựng ra lòng sông cái thứ hai nữa là đổ chất thải khi mà có vi phạm phát sinh chúng tôi hạt quản lý đê có lập biên bản và gửi cho chính quyền với góc độ chi cục chúng tôi tham mưu sở Nông nghiệp thường xuyên có văn bản báo cáo UBND tỉnh và đôn đốc địa phương để giải quyết, tuy nhiên việc giải quyết chưa được triệt để và còn nhiều hạn chế, tỉ lệ giải quyết là chưa cao.
Trong quá trình chúng tôi thực hiện phóng sự về mất an toàn hành lang đê. “Giá như” là hai từ được 6 hộ dân bị mất nhà vì sạt lở nhắc đến nhiều nhất.
Bởi trước đó ai cũng muốn nhà mình được lấn ra sông nhiều hơn. Và thiên tai thì chẳng bao giờ báo trước, chỉ khi nào mọi của cải đã nằm trọn dưới dòng sông thì người ta mới thực sự bừng tỉnh và nghĩ đến hai từ “giá như”.
Đã gần 1 tháng nay, bà Thao vẫn không thể quên đi nỗi đau mất nhà chỉ sau một đêm. Mọi gia tài đều bị cuốn đi theo dòng nước dữ. 60 tuổi bà bỗng nhiên trở nên trắng tay.
Dù trước đó, tại vị trí này không có bất cứ cảnh báo nào về nguy cơ sạt lở.
Bà NGUYỄN THỊ THAO
Phường Vạn An, tp Bắc Ninh
Cả nhà tôi, cùng chuồng trại chỉ sau một đêm là bị đổ hết xuống sông, trong 5 phút đồng hồ mất tích tức là không nhìn thấy một thứ gì, cũng không ai thể ngờ được mà bây giờ tôi sống ở đây 24 năm rồi tôi thấy lần đầu tiên phải nói là rất kinh hoàng. Nó quá đáng sợ luôn ý.
Chỉ trong vòng chưa đầy 10 phút, ông Lợi tận mắt chứng kiến cảnh 6 ngồi nhà kiên cố lần lượt sụp đổ xuống dưới lòng sông.
Một cảnh tưởng mà trước đó chẳng ai từng nghĩ đến.
Ông TRẦN ĐÌNH LỢI
Thôn Nguyệt Đức, xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, Bắc Giang
Tôi nằm ở đây thì cứ phải 1-2 giờ mới ngủ được nằm đây để xem vô tuyến, nó lở xong mình thấy tiếng tôn kêu xong sau dân đến đông lắm. Xót lắm nhưng mà làm thế nào được, nó như thế kia rồi thì làm thế nào được.
Trước đây, tại khu vực này, người dân sống chủ yếu dựa vào sông nước. Nghĩ rằng lên bờ cuộc sống sẽ ổn định hơn.
Thế nhưng, ổn định đâu không thấy, chỉ thấy bế tắc như thế này.
Bà TRỊNH THỊ TRƯỜNG
Phường Vạn An, tp Bắc Ninh
Làm nghề sông nước, vay mượn, chạy vạy để xây được ngôi nhà không biết làm cách nào bây giờ nhà không ổn định thì không biết làm bằng cách nào để còn tar nợ được mọi người.
Lo lắng, sợ hãi là tâm trạng đang đeo bám gia đình bà Trường suối gần 1 tháng nay.
Chứng kiến những ngôi nhà xung quanh lần lượt bị dòng sông Cầu nuốt chửng, bà Trường chết đứng như Từ Hải.
Giờ đây 4 thành viên trong gia đình không biết nên đi hay ở…
Dù có đi hay ở thì nỗi cô cực vẫn cứ đeo bám họ…
Bà TRỊNH THỊ TRƯỜNG
Phường Vạn An, tp Bắc Ninh
Công việc làm thì không ổn định, nhà của tôi giờ không có chỗ ăn chỗ ở di chuyển nhà cửa giờ đồ đạc không ai cho chứa, di chuyển đi di chuyển lại rất là mệt mỏi ốm đau.
Ông ĐẶNG THANH NGÂN
Phó chủ tịch UBND phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh
Khu vực này là khu vực làng cổ người dân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc xảy ra trong thời gian vừa qua cũng là hiện tượng mới chưa có sự cảnh báo trước và cũng hết sức là bất ngờ.
Nỗi lo cơm áo mỗi ngày chưa qua, thì nỗi lo mất nhà của các hộ dân vẫn đang rình rập theo từng con sóng.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở tại tuyến đê sông Cầu. Trong quá trình phản ánh, những hình ảnh này đã lọt vào ống kính của phóng viên…. (cụm hình các tàu hút cát trên sông Cầu)
Câu hỏi đặt ra lúc này là việc hút cát dưới lòng sông và vấn đề sát lở liệu có mối liên hệ nào hay không?