| Hotline: 0983.970.780

“VietGAP nhãn xanh”, bước tiến của VietGAP

Thứ Sáu 11/01/2013 , 10:42 (GMT+7)

Dự án "Kết nối SX và phân phối, tiêu thụ nông sản VietGAP nhãn xanh" là dự án do CIDA tài trợ kinh phí.

Ngày 9/1, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản & thủy sản (NAFIQAD) phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA) đã tổ chức hội nghị tổng kết dự án "Kết nối SX và phân phối, tiêu thụ nông sản VietGAP nhãn xanh" (FAPQDCP).

FAPQDCP là dự án do CIDA tài trợ kinh phí, NAFIQAD là cơ quan được Bộ NN-PTNT giao làm đơn vị chủ trì, phối hợp với các cơ quan trong nước và Trường ĐH Montreal của Canada triển khai. Với thời gian thực hiện 4 năm (từ 2008 - 2012), dự án nhằm mục tiêu cải thiện và nâng cao chất lượng nông sản, an toàn thực phẩm cũng như khả năng tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm của nông dân Việt Nam.

Sự khác biệt có tính đột phá mới của dự án “VietGAP nhãn xanh” so với những quy trình SX nông sản của VietGAP thông thường, đó không chỉ là việc tăng cường siết chặt hơn những quy định tiêu chuẩn về chất lượng trong quá trình SX mang tính kỹ thuật, mà còn hỗ trợ triển khai các vấn đề khác về quản lý SX và tiêu thụ sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng.

Nói cách khác, quy trình của việc thực hiện “VietGAP nhãn xanh” mang tính khép kín từ đồng ruộng cho tới bàn ăn. Chính vì điều này, phạm vi đối tượng triển khai các mô hình của dự án khá rộng, từ các cơ sở SX (như nông dân, trang trại..), các cơ sở sơ chế đóng gói cho tới các cơ sở kinh doanh nông sản cuối cùng tới tay người tiêu dùng.

Ngoài việc áp dụng các tiêu chí giám sát quá trình SX an toàn khắt khe hơn so với VietGAP, thực hiện “VietGAP nhãn xanh” cũng bắt buộc chất lượng sản phẩm cao hơn và an toàn hơn so với VietGAP. Ví dụ: Tần suất kiểm tra sản phẩm của “VietGAP nhãn xanh” phải tối thiểu 1 lần/chu kỳ SX; phạm vi lấy mẫu kiểm tra ở tất cả các công đoạn của quá trình SX; quy định về giới hạn tồn dư tối đa cho phép phải áp dụng rộng dơn, gồm cả tiêu chuẩn Việt Nam, CODEX, Canada, EU hoặc Nhật Bản…

Thực hiện SX theo quy trình “VietGAP nhãn xanh” cũng yêu cầu khắt khe hơn về tác động của SX tới môi trường, điều kiện phúc lợi xã hội, sức khỏe và an toàn cho người lao động…

Sau 4 năm triển khai, đến nay dự án được đánh giá rất thành công và hiệu quả khi đóng vai trò là hạt nhân thúc đẩy đắc lực cho công tác quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi cũng như vấn đề ATVSTP của Việt Nam. Hiện tại, dự án đã xây dựng được 23 mô hình SX theo chuỗi với 4 mặt hàng gồm thịt lợn, thịt gà, cây ăn quả và rau tại các vựa SX và tiêu thụ nông sản trong cả nước (gồm Hà Nội, Thanh Hóa, Lâm Đồng, TP.HCM, Đồng Nai, Bắc Giang, Tiền Giang và Long An).

Bốn mặt hàng trên sau khi SX đạt yêu cầu theo quy trình của dự án, sẽ được gắn logo “VietGAP nhãn xanh” do NAFIQAD cấp phép. Nhờ đó, sản phẩm sẽ được phép quảng bá thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, các phương tiện vận chuyển, cơ sở kinh doanh, điểm bán lẻ…

Tới dự hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu, Tham tán phát triển của Đại sứ quán Canada tại Việt Nam- bà Victoria Sutherland  cũng đã chủ trì và chứng kiến việc ký kết nhiều hợp đồng tiêu thụ và thỏa thuận hợp tác trong SX rau an toàn theo quy trình VietGAP và “VietGAP nhãn xanh” giữa các đơn vị SX và DN tiêu thụ (ảnh).

Tiêu biểu như: HTX Yên Mỹ và HTX Đại Lan (Thanh Trì, Hà Nội) ký hợp tác với Sàn giao dịch nông sản Hà Nội và Cty TNHH MTV nông nghiệp Hà Nội; HTX Hoằng Hợp (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) và HTX Quảng Thắng (TP. Thanh Hóa) ký hợp đồng với siêu thị CoopMart Thanh Hóa và Cty VRAT; một số HTX SX vải thiều an toàn của Bắc Giang ký hợp đồng với DN tư nhân Bằng Thủy (Bắc Giang)…

Sự thành công lớn nữa, đó là đa số các mô hình thực hiện dự án, đến nay đều đã được các đơn vị tiêu thụ trực tiếp ký hợp đồng mua sản phẩm. Tại Thanh Hóa, mô hình SX rau theo “VietGAP nhãn xanh” của dự án có quy mô 24 ha tại xã Hoằng Hợp (huyện Hoằng Hóa) hiện đang có đầu ra tiêu thụ rất tốt tại các trường học, bếp ăn tập thể và hệ thống bán lẻ rất lớn của Cty CP Tân Thành Phát, siêu thị BigC, CoopMart Thanh Hóa.

Tại hội nghị, ông Lê Huy Cường, Chủ nhiệm HTXNN Hoằng Hợp khẳng định, uy tín và chất lượng rau của HTX đã cơ bản được gây dựng sau 4 năm tham gia dự án. Kế hoạch tới năm 2015, HTX sẽ tiếp tục mở rộng ra 100% diện tích rau toàn xã theo quy trình “VietGAP nhãn xanh”.

Tại Hà Nội, các mô hình của dự án cũng được nhiều trường học, bếp ăn tập thể và một số Cty phân phối sản phẩm nông sản sạch bao tiêu sản phẩm. Còn tại Bắc Giang, mô hình SX vải thiều theo quy trình “VietGAP nhãn xanh” cũng đã được hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm sang Trung Quốc với giá thành cao hơn từ 20 - 30% so với bình thường.

Xem thêm
Vịt Xiêm lai Pháp thích hợp cho chăn nuôi nhỏ lẻ

ĐBSCL Tại ĐBSCL, mô hình nuôi vịt Xiêm lai Pháp được bà con nông dân đánh giá mang lại hiệu quả cao, thích hợp cho hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, truyền thống.

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Một xã thu 135 tỷ đồng mỗi năm từ cây ổi

HẢI DƯƠNG Cây ổi chiếm 95% diện tích canh tác của xã Liên Mạc. Cây ổi dễ áp dụng VietGAP, nhanh cho khai thác kinh doanh, thu nhập cao, ổn định hơn nhiều so với trồng vải.

Quảng Ngãi xây dựng mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa

Các đơn vị đã phối hợp tổ chức gieo sạ bằng máy sạ cụm 12 hàng trên diện tích 5.000m2 tại mô hình ở cánh đồng lúa xã Đức Chánh (Mộ Đức, Quảng Ngãi).