| Hotline: 0983.970.780

Vĩnh Phúc hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động trở về từ vùng dịch

Thứ Ba 16/11/2021 , 16:39 (GMT+7)

Các ngành chức năng và địa phương của Vĩnh Phúc đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ lao động trở về từ vùng dịch tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống.

UBND huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) bố trí xe đón công dân ngay khi xuống sân bay Nội Bài. 

UBND huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) bố trí xe đón công dân ngay khi xuống sân bay Nội Bài. 

Theo Sở Lao động-Thương binh & Xã hội, toàn tỉnh hiện có gần 5.500 công dân từ các tỉnh, thành có dịch trở về, trong đó, gần 2.400 công dân từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Phần lớn người lao động hồi hương có điều kiện kinh tế khó khăn và chưa qua đào tạo nghề. Bởi vậy, khi quay trở về quê, nhiều lao động băn khăn, lo lắng chưa biết sẽ làm gì để bảo đảm cuộc sống.

Sở Lao động - Thương binh & Xã hội đã xây dựng kế hoạch, tham mưu UBND tỉnh triển khai các biện pháp tạo điều kiện cho nhóm lao động này được đào tạo nghề, giải quyết việc làm.

Đồng thời, hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương rà soát, nắm bắt các thông tin cơ bản của người lao động hồi hương về công việc đang làm, thời gian thất nghiệp, nhu cầu việc làm mong muốn; chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp với doanh nghiệp để tìm việc làm, tăng cường triển khai công tác thông tin thị trường lao động; tổ chức sàn giao dịch việc làm lưu động tại các huyện, xã, các cơ sở đào tạo nghề để tư vấn, giới thiệu việc làm, kết nối người lao động và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tạo điều kiện để người lao động chưa có việc làm, mất việc hoặc có việc làm nhưng không ổn định do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được tiếp cận và trao đổi thông tin cần thiết về nhu cầu việc làm, hỗ trợ học nghề, chuyển đổi nghề, để có cơ hội nghề nghiệp quay lại thị trường lao động.

Cùng với đó, các huyện, thành phố cũng chủ động khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, làng nghề, nghề phụ… để hỗ trợ vốn ưu đãi, kỹ thuật, cây, con giống giúp người lao động tiếp cận, phát triển sản xuất, tạo việc làm tại chỗ, sớm ổn định cuộc sống khi ở lại quê hương lập nghiệp. Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị để tư vấn, định hướng nghề nghiệp, trình độ kỹ năng nghề cho người lao động lựa chọn ngành nghề, phương án đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện phù hợp với khả năng và nguyện vọng; tư vấn về kỹ năng tham gia dự tuyển; về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong nước và ngoài nước.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Mỗi hợp tác xã cần có thương hiệu

TRÀ VINH Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng cần xây dựng thương hiệu cho HTX. Làm sao mỗi nhà các thành viên HTX đều có bảng thông tin về HTX của mình để họ yêu quý, chăm chút cho HTX.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.