| Hotline: 0983.970.780

Vỡ lẽ

Thứ Sáu 19/08/2016 , 08:37 (GMT+7)

Lên Thủ đô, hôm đầu Hải và Dung tá túc trong một nhà nghỉ. Hôm sau, họ tìm nhà, và thật may mắn, thuê được một căn hộ tập thể trên tầng 10 của một chung cư, với giá rất hợp lý, chỉ 5 triệu đồng một tháng.

Mọi việc từ làm hợp đồng thuê nhà cho đến mua sắm đồ đạc... hết trọn hai ngày. Ngày thứ tư, Dung hỏi Hải:

- Chúng mình nên đi tìm việc trước, hay đi làm việc về dự án dệt nhuộm của Thành Hưng trước, anh?

- Trong thẻ ATM của anh vẫn còn một số tiền, đủ cho chúng ta sống một thời gian. Hãy lo việc của Thành Hưng trước, việc đó cần hơn, còn việc làm sẽ lo sau. Anh tin rằng với năng lực của vợ chồng mình, sẽ không khó để tìm việc đâu?

Dung sung sướng:

- Vợ chồng? Anh gọi em là vợ của anh sao?

- Không gọi em là vợ, thì gọi bằng gì bây giờ? Chúng mình đã thuộc về nhau rồi mà.

Dung nhẩy chân sáo đến, ôm ghì lấy Hải:

- Cảm ơn anh. Cảm ơn anh. Em chờ đợi được anh gọi như thế từ lâu rồi.

Hôm sau, Hải đèo Dung đến Bộ Môi trường, định đưa đơn khiếu nại về việc Sở Môi trường tỉnh Xương Bình đã phê duyệt đánh giá tác động môi trường dự án dệt - nhuộm của Tập đoàn Thành Hưng không thỏa đáng. Nhưng mấy lần đến, đều không được bảo vệ cho vào, mà chỉ được hướng dẫn rằng nếu khiếu nại thì đến phòng tiếp dân của Trung ương để đưa đơn, rồi đơn sẽ được chuyển đến đúng địa chỉ để giải quyết.

Hải thất vọng vô cùng. Vì anh biết rất rõ, nếu đến phòng tiếp dân của Trung ương, thì chắc chắn đơn của anh sẽ lại được chuyển về tỉnh Xương Bình, kèm theo một tờ “phiếu chuyển đơn” với nội dung “Văn phòng tiếp công dân Trung ương nhận được đơn của ông (hoặc bà)... khiếu nại (hoặc tố cáo) về việc X, việc Y hoặc việc Z... Theo quy định về việc phân cấp giải quyết khiếu nại, tố cáo, Văn phòng chuyển đơn về tỉnh để giải quyết theo thẩm quyền, báo cáo với Văn phòng tiếp công dân của Trung ương”.

Như vậy, thì đơn của anh sẽ lại vòng về tỉnh, và từ tỉnh, nó lại được chuyển về Sở Môi trường, rồi sẽ dừng lại ở... thùng đựng rác của Sở. Chỉ có gặp được người lãnh đạo cao nhất của ngành để trực tiếp trình bày, thì may ra việc này mới được giải quyết. Nhưng trời ơi, từ chỗ người dân đến chỗ người lãnh đạo, chỉ có mấy chục bước chân, mà sao cách trở ngàn trùng. Làm cách nào gặp được ông ta bây giờ? Sực nhớ ra một việc, anh bảo Dung:

- Anh nhớ ra rồi. Lần trước đến Tòa soạn báo Dân Nguyện, chúng mình đã gặp anh Nguyễn Lương Phong, Tổng Biên tập. Anh Phong có nói là anh ấy rất thân với Bộ trưởng Bộ Môi trường. Bây giờ chiều tối rồi, chúng mình hãy về đã, rồi mai đến chỗ anh Phong, nhờ anh ấy điện cho ông Bộ trưởng, đề nghị ông ấy tiếp mình, may ra mới được.

Hai người trở về, nhưng vừa đến ngõ rẽ vào tòa chung cư, thì từ cái quán giải khát ven đường, một người đàn ông chạy ra, chặn xe của Hải lại, ông ta hất hàm:

- Anh là anh Hải, còn chị là chị Dung, phải không?

- Vâng, đúng là chúng tôi. Nhưng ông là ai, chúng tôi chưa quen biết.

Thêm 4 người nữa từ quán giải khát chạy ra, họ đẩy Dung xuống khỏi xe của Hải rồi vây lấy cô. Cùng lúc đó một chiếc ô tô 7 chỗ trườn đến. Hai người kẹp chặt lấy Dung, ấn cô lên xe, mặc cô vùng vẫy kêu cứu. Chiếc xe lao vút đi.

Phóng xe đuổi theo chiếc ô tô chừng hơn 10 cây số thì mất dấu. Hải thẫn thờ quay về. Chẳng cần suy nghĩ, anh cũng đoán chắc những người đã bắt cóc Dung chính là công an của tỉnh Xương Bình. Nhưng, làm sao mà họ biết được hai người ở chỗ này mà tìm đến, thì anh không tài nào hiểu được.

Anh đâu có biết rằng theo gợi ý của ông Mô, họ đã bố trí mấy người, người thì rình mò cạnh cổng trụ sở của Bộ Môi trường, người thì rình mò cạnh trụ sở của mấy tờ báo mà tháng trước đã lên tiếng về vụ này. Và một người đã gặp hai người ở cổng trụ sở Bộ Môi trường. Từ đó, họ đã lặng lẽ bám theo hai người về chỗ trọ, và sau đó mới bố trí để bắt Dung.

Trên xe, Dung bị đẩy vào ghế giữa, có hai người kèm chặt hai bên. Cô lấy điện thoại để gọi cho Hải, nhưng đã bị một người giằng mất. Sau hai tiếng đồng hồ trên đường, chiếc xe dừng lại trước cổng ngôi biệt thự của ông Mô trên con đường lớn nhất của Thành phố Xương Bình. Một người bảo Dung:

- Đã đến nhà cô. Mời cô về nhà cho. Hai bác đang đợi cô trong nhà.

- Tôi không về. Các ông bắt tôi ở đâu thì phải lập tức đưa tôi trở lại đó. Nếu không, tôi sẽ tố cáo các ông là bắt cóc.

Từ trong nhà, bà Mô chạy ra, nhào tới ôm chặt lấy con gái, khóc nức nở:

- Con ơi... con... con có sao không? Con về nhà với bố mẹ đi con...

- Mẹ... Con chưa thể về với bố mẹ được. Khi nào xong mọi việc, thì con sẽ về...

Vừa thấy mặt con gái, ông Mô đập bàn, quát lên:

- Tại sao con lại bỏ nhà, bỏ việc mà đi theo nó. Con không còn coi bố mẹ ra gì à? Con có còn là người có học, có giáo dục nữa không?

- Thưa bố, chính vì là người có học, có giáo dục, nên con mới nhận biết được điều phải trái, và mới kiên quyết đi theo lẽ phải.

Ông Mô bảo vợ:

- Bà tịch thu lấy điện thoại của nó, và canh chừng nó cẩn thận cho tôi.

Nói xong, ông bỏ lên phòng mình.

Sáng hôm sau, Hải được Tổng Biên tập Nguyễn Lương Phong tiếp. Nghe Hải trình bày xong, ông Phong lập tức điện cho Bộ trưởng Bộ Môi trường, đề nghị tiếp mình và Hải. Được hẹn vào đầu giờ chiều, Hải rất vui, và hồi hộp chờ đợi.

Đúng hẹn, hai người đến, và được Thư ký riêng của Bộ trưởng dẫn vào. Nghe Hải đặt vấn đề, ông Bộ trưởng lục trong chồng báo trước mặt mình, lấy ra một tờ:

- Dự án này tôi cũng có được báo cáo. Nhưng, bố cậu đã trả lời trên báo rằng Tập đoàn Thành Hưng đã cam đoan là sẽ đầu tư công nghệ hóa lý kết hợp với sinh học để xử lý nước thải. Thế là ổn quá, nên tôi cũng yên tâm. Bài trả lời này tôi vẫn giữa đây. Tôi lại mới nhận được báo cáo là dự án dệt-nhuộm đã được ký cấp phép đầu tư.

- Thưa bác, sự thực không phải thế...

Và anh bắt đầu trình bày chi tiết. Không ngần ngại, anh vạch trần tất cả sự lắt léo từ quá trình phê duyệt đánh giá tác động môi trường đến bài trả lời phỏng vấn “cốt để làm dịu dư luận” của bố mình.

Nghe xong, ông Bộ trưởng gật đầu:

- Thì ra thế. Tôi đã vỡ lẽ ra rồi. Cậu yên tâm, tôi sẽ cho thành lập một tổ công tác, có nhiệm vụ rà soát lại toàn bộ dự án. Nếu không đạt yêu cầu về công nghệ xử lý nước thải thì kiên quyết cho dừng dự án lại.

Xem thêm
Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa làm Chủ tịch Hội văn nghệ Tiền Giang

Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa vừa đắc cử Chủ tịch Hội văn nghệ tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2024 - 2029, trở thành người trẻ nhất cả nước giữ vị trí lãnh đạo văn nghệ địa phương.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm