| Hotline: 0983.970.780

Vụ rừng đặc dụng Pù Mát bị xẻ thịt: Đủ điều kiện xử lý hình sự

Thứ Sáu 16/08/2019 , 08:44 (GMT+7)

Xét tính chất và quy mô, vụ phá rừng mới bị phát giác tại lâm phần của Vườn Quốc gia (VQG) Pù Mát chưa từng có tiền lệ trên địa bàn huyện Con Cuông (Nghệ An).

Quy mô lớn nhất

Năm 2015 dư luận thực sự dậy sóng khi vấn nạn phá rừng trái phép ở xã Đôn Phục (tiểu khu 748), sau đó được vận chuyển, tập kết tại xã Mậu Đức (tiểu khu 752, cùng huyện Con Cuông) được đưa ra ánh sáng. Qua kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng phát hiện 28 gốc cây bị chặt, thu giữ hơn 23m3 gỗ tròn và gần 2m3 gỗ xẻ.

13-14-25_1
13-14-25_2
Vụ việc phá rừng tại xã Môn Sơn có quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại huyện Con Cuông.

Sau khi tiến hành xác minh được biết tình trạng trên diễn ra trong thời gian dài, thế nhưng cấp ủy chính quyền huyện, xã không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả và chưa xử lý nghiêm minh khiến tình hình ngày càng nóng ran. Liên quan đến nội dung trên, nhiều tập thể (UBND huyện Con Cuông; HKL huyện Con Cuông; Trạm Kiểm lâm địa bàn Mậu Đức; UBND xã Mậu Đức, xã Đôn Phục; BQL RPH huyện Con Cuông), cá nhân (Chủ tịch UBND huyện; Hạt trưởng HKL huyện; Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm; Chủ tịch UBND xã Mậu Đức; Trưởng BQL RPH huyện) đã bị “tuýt còi”, đồng thời phải nhận các hình thức kỷ luật dựa trên mức độ liên quan.

Nghiêm trọng là thế, nhưng xét cả tính chất lẫn quy mô thì vụ việc trên không thấm vào đâu so với những gì vừa xảy ra tại địa bàn hành chính xã Môn Sơn, thuộc lâm phần của Vườn Quốc Gia (Pù Mát).

Qua theo dõi được biết, thời điểm các đối tượng lâm tặc xuống tay chặt phá diễn ra trong khoảng thời gian cuối tháng 5 đến đầu tháng 6/2019. Sau khi sự việc bị phát giác, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành công văn hỏa tốc yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý quyết liệt.

Trên tinh thần đó, chiều 6/8 đoàn khám nghiệm hiện trường với hơn 40 thành viên, bao gồm lực lượng Công an tỉnh, Kiểm lâm tỉnh, Công an huyện, Viện KSND huyện, Kiểm lâm huyện, VQG Pù Mát, UBND xã và Đồn Biên phòng đã di chuyển vào trạm Cò Phạt (xã Môn Sơn).

Từ sáng 7/8 đến hết 11/8, ròng rã suốt 5 ngày trời Đoàn đã kiểm tra phần lớn 5 tiểu khu 832, 833, 834, 825 và 836a với tổng diện tích gần 9.700ha. Kết quả cho thấy có 3 cây dổi đã xẻ thành 54 tấm và 96 cây khác (táu, dổi, vàng dành, sú) còn nguyên vẹn tại hiện trường, ngoài ra không phát hiện thêm cây nào bị chặt so với báo cáo của VQG Pù Mát trước đó. Sáng 12/8 đơn vị này bắt đầu triển khai công tác vận chuyển 54 tấm gỗ dổi ra bên ngoài, nếu thời tiết thuận lợi dự kiến sẽ hoàn thành trong 15 - 20 ngày.

Với vật chứng thu giữ được tại hiện trường có thể khẳng định đây là vụ phá rừng có tính chất, quy mô lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn huyện Con Cuông. Đặc biệt hơn, từ số liệu thực tế hoàn toàn đủ điều kiện đưa ra xử lý hình sự. Xung quanh vấn đề này, ngày 1/8 phía chủ rừng (VQG Pù Mát) cũng đã có đề xuất số 279a/BCĐX- VQG đề xuất xử lý hình sự về việc “khai thác rừng trái pháp luật”.

Xin nói thêm, tại điểm E, điều 232 (Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản) của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH ngày 27/11/2015, về sau được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14 ngày 20/6/2017 (có hiệu lực từ 1/1/2018) thể hiện: “Người nào khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng tự nhiên từ 3m3 đến dưới 8m3 gỗ (gỗ tròn) loài thực vật thông thường...” thì bị phạt tiền từ 50.000.000 - 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Chưa cần tính đến 99 cây gỗ đang nằm la liệt khắp 5 tiểu khu, chỉ riêng 54 tấm gỗ xẻ từ 3 cây gỗ dổi đã có trọng lượng hơn 5,3m3, quy ra gỗ tròn đạt gần 8,5m3.

 

Trách nhiệm thuộc về ai?

Vụ phá rừng tại VQG Pù Mát lần này thực sự rất nghiêm trọng. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An, Sở NN-PTNT đã ban hành văn bản số 2214/CV-SNN.KL yêu cầu VQG Pù Mát triển khai một số nội dung cấp bách.

Trong đó có 2 vấn đề trọng tâm: “Xin ý kiến, tham mưu UBND huyện Con Cuông chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn tổ chức điều tra, tìm ra các đối tượng tham gia” và “xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được giao tuần tra, quản lý các tiểu khu bị xâm phạm. Có hình thức kỷ luật các cá nhân, tập thể đúng quy định khi để xảy ra phá rừng, khai thác rừng trái phép thuộc địa bàn của mình quản lý nhưng không có biện pháp ngăn chặn kịp thời”.

13-14-25_3
Chủ rừng là VQG Pù Mát.

Bàn đến vai trò của các cá nhân, tập thể liên quan, Phó Chủ tịch UBND huyện, ông Lô Văn Thao khẳng định: “Theo quy định, trách nhiệm đầu tiên thuộc về chủ rừng, tiếp đó là chính quyền sở tại và các lực lượng chuyên trách”.

Sau khi phát hiện tình trạng phá rừng, lực lượng kiểm lâm Pù Mát đã phối hợp với HKL Con Cuông, UBND xã Môn Sơn, Biên phòng Môn Sơn nhằm mục đích ngăn chặn việc mua bán, vận chuyển lâm sản và lâm sản phụ, đặc biệt là hiện tượng chặt cây lấy phong lan.

Song song với đó, VQG Pù Mát đang tiếp tục tổ chức tuần tra, kiểm tra ở các địa điểm khác nằm ngoài 5 tiểu khu xảy ra phá rừng.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.