| Hotline: 0983.970.780

Vừa ra trường đã bị u não

Thứ Sáu 06/10/2017 , 06:40 (GMT+7)

Ra trường chưa bao lâu, tai họa ập đến với chàng trai 22 tuổi còn ngổn ngang bao ước mơ, hoài bão, bố mẹ ở quê cầm cố cả nhà cũng không đủ phẫu thuật cho con.

Hoàn cảnh éo le đó là của Phạm Tú Biên (SN 1995), cựu sinh viên khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (36 đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Tú Biên quê ở xã Văn Lang, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ, sinh ra trong gia đình thuần nông hết sức khó khăn.

13-34-12_img_7633
Phạm Tú Biên đang chống chọi với bệnh tật tại Bệnh viện Bạch Mai

Khoảng một tháng nay, Biên thường xuyên cảm thấy bị đau đầu nhưng do không có tiền nên không dám đến bệnh viện khám, chỉ uống thuốc giảm đau. Khi cơn đau khiến Biên không thể chịu nổi  mới đến bệnh viện khám và phát hiện u não, khối u đã to gần bằng quả trứng, phải nhập Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) để điều trị.

Để cứu con trai, bố mẹ Biên đã phải thế chấp ngôi nhà lấy 100 triệu đồng để có tiền chi phí phẫu thuật, mỗi ngày riêng chi phí giường nằm đã tốn 700.000 đồng. Biên không có bảo hiểm y tế nên chi phí phẫu thuật não thực sự là gánh nặng quá lớn đối với gia đình.

Chị Nguyễn Thị Ba, mẹ của Biên tâm sự: “Ngày 26/9, Biên mổ đợt 1, chi phí đã mất 100 triệu đồng, hết luôn số tiền thế chấp nhà. Hai ngày sau đó, sức khoẻ của Biên chuyển hướng xấu, phải thở oxy và đi chụp lại. Bác sỹ nói Biên tiếp tục có máu tụ trong và phải mổ lại. Hai vợ chồng tôi cũng đã cố gắng chạy vạy vay mượn nhiều nơi mà không biết sẽ lo được bao nhiêu phần chi phí".

Theo tìm hiểu, bố của Biên làm nông tại địa phương còn mẹ thì đi làm công nhân ở tận Bình Dương cũng phải tạm gác lại hết công việc để về lo cho con. Biên là anh trai cả trong nhà, dưới Biên còn có 2 em nhỏ đang đi học. Bản thân Biên cũng vừa mới tốt nghiệp đại học, chưa có việc làm ổn định, bao nhiêu ước mơ, hoài bão còn dang dở cũng đành phải gác lại vì căn bệnh hiểm nghèo.

Ông Nguyễn Đông Hội, Phó Chủ tịch xã Văn Lang, xác nhận: “Gia đình anh Long, chị Ba (bố mẹ Biên) là hộ có hoàn cảnh rất khó khăn của xã. Sự việc xảy ra bất ngờ, chúng tôi mong các nhà hảo tâm hãy giúp đỡ, chia sẻ để cháu được chữa bệnh".

Hành trình chiến đấu với bệnh u não của chàng tân cử nhân báo chí trước mắt vẫn còn nhiều gian nan. Tuy vậy, chàng trai này vẫn luôn nở nụ cười đầy lạc quan khi thầy cô và bạn bè đến thăm hỏi. Lúc này, Phạm Tú Biên cần lắm sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần từ mọi người.

13-34-12_img_7626
Chàng trai này vẫn luôn nở nụ cười đầy lạc quan khi thầy cô và bạn bè đến thăm hỏi

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về Văn phòng Khoa Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền (tầng 5, nhà A1 - cô Lê Thuý Hằng, giáo viên chủ nhiệm, SĐT: 0915662932); hay có thể  liên hệ trực tiếp mẹ của em Phạm Tú Biên (SĐT 01663.988.062); hoặc gửi về Văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL số 49 Lý Tự Trọng, TP Cần Thơ, ĐT: 0292.3835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm