| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo chất lượng cao ở Tứ giác Long Xuyên

Thứ Sáu 10/12/2021 , 08:22 (GMT+7)

Xây dựng vùng Tứ giác Long Xuyên thành vùng nguyên liệu lúa gạo chất lượng cao, liên kết để nâng chuỗi giá trị hạt gạo nhằm giúp người dân nơi đây làm giàu.

Xây dựng vùng Tứ giác Long Xuyên thành vùng nguyên liệu lúa gạo chất lượng cao, liên kết để nâng chuỗi giá trị hạt gạo sẽ giúp người dân nơi đây làm giàu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Xây dựng vùng Tứ giác Long Xuyên thành vùng nguyên liệu lúa gạo chất lượng cao, liên kết để nâng chuỗi giá trị hạt gạo sẽ giúp người dân nơi đây làm giàu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, GĐ Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Vùng Tứ giác Long Xuyên gồm 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và một phần ở TP Cần Thơ, là vùng đất có túi phèn khổng lồ gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Sau khi có chủ trương phóng kênh thoát lũ ra Biển Tây năm 1997, giúp tháo chua rửa phèn, vùng Tứ giác Long Xuyên đã thực sự thay đổi. Từ sản xuất tự cung, lúa gạo vùng Tứ giác Long Xuyên đã chuyển hướng sang xuất khẩu với sản lượng khoảng 5 triệu tấn/năm, trở thành vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm của ĐBSCL và cả nước.

Để vực dậy lợi thế lúa gạo ở ĐBSCL, Bộ NN-PTNT đang tổng hợp các ý kiến, đề xuất để triển khai Đề án phát triển vùng nguyên liệu lúa gạo vùng Tứ giác Long Xuyên phục vụ chế biến và xuất khẩu, giai đoạn 2021-2025 với tổng diện tích quy mô triển khai trên 32 ngàn héc-ta lúa.

Theo ông Lâm, với Đề án phát triển vùng nguyên liệu lúa gạo vùng Tứ giác Long Xuyên phục vụ chế biến và xuất khẩu, giai đoạn 2021-2025, An Giang được xác định vai trò đầu tàu để triển khai, nhân rộng có hiệu quả. Nội dung đề án thực hiện tại An Giang gồm 5 thành phần dự án.

Trong đó, dự án 1 là đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết vùng, hỗ trợ HTX phát triển vùng nguyên liệu lúa gạo trên địa bàn tỉnh An Giang. Dự án 2 là phát triển, củng cố, nâng cao năng lực cho HTX và thành viên sản xuất lúa gạo. Dự án 3 là khuyến nông và chuyển giao, ứng dụng khoa học - công nghệ cho các HTX, nông dân trồng lúa gạo tham gia liên kết. Dự án 4 là ứng dụng công nghệ thông tin, cấp mã số vùng trồng để quản lý vùng nguyên liệu lúa gạo phục vụ liên kết gắn với truy xuất nguồn gốc. Dự án 5 là thí điểm áp dụng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu phục vụ liên kết.

Riêng về phía địa bàn tỉnh An Giang tham gia xây dựng toàn bộ dự án với kinh phí đối ứng 56 tỷ đồng thông qua các chương trình, dự án, đề án phát triển HTX và khuyến khích phát triển liên kết sản xuất.

Xem thêm
Lạng Sơn đảm bảo an toàn dịch bệnh khi tái đàn vật nuôi

Lạng Sơn - Khi tái đàn vật nuôi, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Long An có 16 ổ dịch tả lợn Châu Phi

Từ đầu năm 2025 đến nay, trên địa bàn tỉnh Long An xảy ra 16 ổ dịch tả lợn châu Phi, dịch bệnh xảy ra trên địa bàn 12 xã, tiêu hủy 509 con lợn.

Nông trại thông minh: Hướng đi mới trong hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc

Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc cam kết luôn đồng hành và là 'bệ phóng' vững chắc cho sự hợp tác giữa cộng đồng khoa học Việt Nam - Hàn Quốc.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

Tương lai cho nghề cá bền vững: [Bài 3] Quảng Ninh sẵn sàng đón đoàn thanh tra EC

Quảng Ninh đang nỗ lực cùng cả nước chung tay gỡ 'thẻ vàng' IUU, quyết tâm đưa ngành thủy sản của tỉnh nhà phát triển bền vững.

Bàn giao hơn 15.000 cây giống phục hồi rừng

TP. HUẾ Hơn 15.000 cây giống sẽ được trồng để làm giàu rừng bản địa và rừng ngập mặn, qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc vệ môi trường, bảo vệ rừng.