| Hotline: 0983.970.780

Xem ra, thời gian đã làm cho chị em các cháu xa ra quá rồi!

Thứ Sáu 01/06/2018 , 06:50 (GMT+7)

Chị em dần xa nhau. Chị và anh rể sống ở khu cao cấp. Bố mẹ tự ái không thấy anh chị mời chào gì, nhà cũ, chung cư cũ, làm vui. Vợ chồng cháu không vay mượn chị bao giờ, đủ sống, đủ nuôi con...

Thưa cô!

Bố mẹ cháu sinh ba chị em, cháu là trai út. Mẹ sinh chị cả khi mẹ mới hai mươi tuổi mà chị nhận được tất cả, trí tuệ, khôn ngoan, bản lĩnh. Cháu phải thừa nhận như thế. Chị thứ mẹ sinh sau chị cả 6 năm, bỗng dưng thấp còi, đau ốm luôn, từ đó cũng ảnh hưởng sức khỏe, dung nhan và tất cả. Cháu được hoài thai thời đói kém nhất, ăn độn, không hề biết đến giọt sữa, vì thế mà kém nhất trong ba chị em.

Đoạn đường chị cả làm ăn tranh tối tranh sáng cũng bầm dập cô. Khi ấy cháu chưa lập gia đình, có giúp đỡ anh chị chuyển hàng, né trạm, chạy bộ…giờ nghĩ lại vừa sợ vừa buồn cười. Thời hô dỡ bỏ ngăn sông cấm chợ nhưng mấy ông quản lý thị trường to quyền lắm. Có tiền chị mua bất động sản, mua như mua rau, không ngờ trúng đậm, phất dần, như diều gặp gió.

Tưởng sao, khi chị giàu thì bạn cũng giàu, giàu với nhau chơi với nhau và dìu nhau bay lên. Chị không mấy khi ngoảnh nhìn đứa em gái thua thiệt và đứa em trai út ít ụt ịt của mình. Thì cũng được đi, nhưng bố mẹ đang già, báo hiếu thế nào với bản quán, hoặc đổi chỗ khang trang hiện đại hơn cho bố mẹ hoặc bao du lịch, hay tiền tiêu xài hàng tháng… Hình như càng giàu người ta càng thu vén và thủ túi cô ạ.

Chị em dần xa nhau. Chị và anh rể sống ở khu cao cấp. Bố mẹ tự ái không thấy anh chị mời chào gì, nhà cũ, chung cư cũ, làm vui. Vợ chồng cháu không vay mượn chị bao giờ, đủ sống, đủ nuôi con. Nhưng chị thứ, chị ấy hay chú ý và không tha thứ với những hành vi vô tâm, tính toán, thủ lợi ngay cả với bố mẹ. Ví như bố mẹ có căn hộ cũ ấy, làm di chúc cho cháu, chị ấy phản đối, phải chia ba, theo luật thừa kế!

Cháu kệ, nhưng vợ cháu và chị thứ một liên danh than thở, chỉ trích. Mệt mỏi, buồn chán lắm cô. Người ta giàu thì cả họ được nhờ, đây chị em xích mích thêm. Cháu không thèm quan tâm nhưng chị và em còn bao nhiêu dịp chạm mặt nhau, sao làm mặt người dưng được cô? Khuyên vợ thôi đi, chị chồng em dâu, gì cũng chị chồng, nhưng lòng cháu đau xót cho bố mẹ, cho mình. Chia sẻ với cô cho vơi tí.

--------------------------

Cháu trai thân mến!

Có câu, nước mắt chảy xuôi, cháu lạ gì, đúng không? Bố mẹ cháu hay bố mẹ ai cũng vậy thôi, nuôi con trong thiếu thốn, chỗ ráo phần con, chỗ ướt bố mẹ nằm, miếng ngon của con, xương xóc bố mẹ gặm. Không ai nghĩ con mình nó thành chính khách, nức tiếng hay thành đại gia. Chỉ biết sinh là phải dưỡng, trời sinh tính nó nhưng bất hạnh mình nhận lãnh. Nhà thơ Bảo Sinh có hai câu thơ rất chí lý “Tiền của con là tiền của nó/Tai vạ của nó mới là của mình”.

Cũng có câu “Anh em nhất thân nhất phận”. Nước mắt đâu có chảy ngang, hoặc chảy ngược. Anh chị em là bình đẳng nhau về nghĩa vụ và quyền lợi với bố mẹ, cũng như độc lập với nhau về tài chính. Phải quan niệm vậy thì câu chuyện của chị em nhà cháu mới thôi bế tắc. Đành rằng chị cả luôn nặng gánh hơn các em, theo quan niệm truyền thống, ấy là, cô nhấn mạnh, ấy là truyền thống. Nếu người đó cho rằng không ai nặng hơn ai, là văn minh, là sòng phẳng, đừng lấy truyền thống ra làm phương châm chi cả, thì sao?

Xem ra, thời gian đã làm cho chị em các cháu xa ra quá rồi. Cô vẫn nghĩ, đừng nhìn vào túi người khác, mình sẽ vui sống hơn. Nhưng, có lẽ các cháu không triết lý ấy, cô không nói nhìn chị mình là kém, là dở. Ở đây có nhìn và cứ thế xét nét nhau, khá mệt mỏi nhỉ? Vậy ta nên nhìn với góc độ nào, cho bớt căng thẳng?

Xã hội đã bắt đầu phân hóa dữ dội, giữa giàu và nghèo. Nếu so với các nước kinh tế mạnh thì khoảng cách này ghê gớm hơn, 10 phần trăm giàu chi phối mọi thứ 90 phần trăm nghèo. 9 và 1, nhưng số đông ở đây không có trọng lượng đáng kể so với số 1 kia. Vậy thì nhà cháu là 1/3, có lẽ chị thứ và cháu không giàu chứ cũng không nghèo, đúng không? Dĩ nhiên khi đã giàu thì “giàu đổi bạn” kia mà, bạn cùng đẳng, cùng cấp, cứ thế, như cháu quả quyết, đường đi nước bước, tiền bạc giúp nhau giàu thêm, thêm nữa, thêm mãi.

Có lẽ cần một cuộc trò chuyện thẳng thắn giữa ba chị em với nhau về việc chăm sóc bố mẹ mà thôi. Và cũng chỉ cần khoanh đối tượng quan tâm là hai cái ngôi ấy thôi. Cần thay đổi chỗ ở ư, có cần không, du lịch ư, có đi không, chữa bệnh và tẩm bổ ư, đã cần chưa, tiền đóng góp hàng tháng ư, cần thiết chưa? Chị ấy không thấy những nghĩa vụ mà các cháu muốn, hay là chị ấy muốn công bằng, chia đều cho cả ba? Nên có thảo luận và thỏa thuận, đừng né tránh rồi ấm ức.

Cô đoán cháu và chị thứ âm thầm loại chị cả ra khỏi cuộc trách nhiệm. Không sao, nếu đó là chủ trương có phần của danh dự chứ không là nư giận, nhé. Riêng vợ cháu, đúng, em dâu chị chồng, nên giữ lễ, giữ khoảng cách, cháu phát ngôn được nhưng vợ phát ngôn thì nên giữ ý, kẻo mang tiếng người dưng nước lã, toàn xui chuyện dại, chuyện xấu. Rồi bố mẹ sẽ theo ông bà, nên giữ cho nhau tình chị em để còn bao nhiêu việc cần đến nhau, bên nhau, nước mắt nỗi đau. Cháu là trai, trực hệ, chị cả là cô ruột của con mình, quan trọng lắm đó cháu.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm