| Hotline: 0983.970.780

Xô xát với cảnh sát hình sự khi chơi bóng: Bị hại thành nhân chứng?

Thứ Ba 08/09/2020 , 15:35 (GMT+7)

Một cán bộ cảnh sát hình sự công an tỉnh Thanh Hóa khai rằng mình bị đánh, song lại xuất hiện ở phiên tòa với tư cách nhân chứng.

Phiên xử sơ thẩm vụ án 'cố ý gây thương tích' trong lúc đá bóng với cán bộ công an Thanh Hóa diễn ra ngày 13/8/2020. Ảnh: Linh Nhi.

Phiên xử sơ thẩm vụ án “cố ý gây thương tích” trong lúc đá bóng với cán bộ công an Thanh Hóa diễn ra ngày 13/8/2020. Ảnh: Linh Nhi.

Luật sư Lê Huy Quang, Giám đốc Cty TNHH Luật Hợp danh The Light, cho rằng phiên tòa ngày 13/8/2020 có nhiều tình tiết không hợp lý. Đầu tiên, vụ án xuất phát từ việc va chạm dẫn đến xô xát trên sân bóng đá giữa bị cáo Lê Đăng Trung với bị hại Đỗ Xuân Hùng (cán bộ Phòng Cảnh sát hình sự - PC02 công an tỉnh Thanh Hóa) lại được chính Cơ quan CSĐT công an tỉnh Thanh Hóa trực tiếp điều tra, trong đó vai trò của Đỗ Xuân Hùng được chuyển hóa từ người trong cuộc vụ xô xát, trở thành nhân chứng vụ án.

Trong phiên xét xử ngày 13/8/2020, nội dung được thể hiện trong bản án số 108/2020/HS-ST của TAND tỉnh Thanh Hóa, có tất cả 5 nhân chứng, gồm anh Đỗ Xuân Hùng và Dương Bá Tuyên (cùng là cán bộ PC02 công an tỉnh Thanh Hóa) và Dương Xuân Tú, Nguyễn Thanh Tân, Nguyễn Văn Hoàn (cùng là bảo vệ sân bóng đá Chim bốn mùa).

Trong 5 nhân chứng nói trên thì tại phiên xử vắng mặt 3 nhân chứng là bảo vệ sân bóng. Trong 2 nhân chứng có mặt là hai cán bộ công an, thì Đỗ Xuân Hùng có trực tiếp xô xát với bị cáo Lê Đăng Trung. Mặt khác, cơ quan tố tụng cũng không đưa ra được biên bản giám định thương tích của bị hại Đỗ Xuân Hùng.

Theo bản án số 108/2020/HS-ST của TAND tỉnh Thanh Hóa, ngày 17/2/2020, trong lúc đá bóng giao hữu với đội bóng FC Hình sự Thanh Hóa, anh Lê Đăng Trung dùng tay đấm anh Đỗ Xuân Hùng, là cán bộ phòng cảnh sát hình sự (PC02) công an tỉnh Thanh Hóa. Bị đánh, anh Hùng giơ tay lên đỡ. Thấy vậy, một số người trên sân bóng chạy lại can ngăn, Trung chạy ra ngoài sân, chỉ tay đe dọa. Một lúc sau, đội bóng FC Hình sự Thanh Hóa lấy xe ra về.

Lê Đăng Trung gọi điện cho bạn bè đến đón, sau đó nhóm bạn tới sân bóng gồm Lê Trọng Tuân, Nguyễn Huy Đức, Đậu Đức Anh, Lê Văn Đại, Đàm Lê Kiên mang theo đồ vật giống dao kiếm gậy tuýp bằng nhựa đến sân bóng, đi vào sân và quay trở ra. Sự việc được camera trên sân ghi lại. Cơ quan CSĐT công an tỉnh Thanh Hóa vào cuộc, khởi tố vụ án hình sự với tội danh “cố ý gây thương tích” cho nhóm 6 bị cáo này.

Kết thúc phiên xử sơ thẩm hôm 13/8/2020, TAND tỉnh Thanh Hóa tuyên xử 6 bị cáo trong vụ án mức án phạt từ 9 tháng đến 17 tháng tù giam.

Ngay sau phiên xử, các bị cáo đồng loạt có đơn kêu oan gửi tới các cơ quan tố tụng ở Thanh Hóa, nêu những tình tiết trọng yếu trong vụ việc chưa được xem xét thấu tình đạt lý.

"Điểm mấu chốt là suốt quá trình từ điều tra, truy tố và xét xử, phần vật chứng của vụ án là các vật dụng đồ chơi bằng nhựa, bị cáo Lê Trọng Tuân khai nhận đã giao nộp cho cơ quan CSĐT công an tỉnh Thanh Hóa, nhưng các cơ quan tố tụng lại cho rằng không có căn cứ về việc giao nộp vật chứng", luật sư Quang nói.

Luật sư Quang cho biết trong giai đoạn truy tố và đưa vụ án ra xét xử, các tình tiết rất quan trọng như việc bị cáo giao nộp vật chứng không được làm rõ, khiến cho quá trình tố tụng đi theo hướng nhận định xuyên suốt rằng các đồ vật đó đều là “hung khí nguy hiểm” là thiếu sự công tâm của những người cầm cán cân công lý.

Thời điểm xảy ra vụ việc là lúc 18h ngày 17/2/2020 là một ngày mùa đông, trời rất tối nên việc thu thập hình ảnh hiện trường bằng camera an ninh không có âm thanh và từ đó làm bằng chứng chứng minh vật chứng là “hung khí nguy hiểm” cũng là yếu tố cần xem xét lại.

“Mặt khác, việc 3 nhân chứng là bảo vệ sân bóng, được cho là chứng kiến vụ việc và nhìn thấy đồ vật của bị cáo mang đến sân, lại vắng mặt tại phiên tòa khiến cho quá trình tranh tụng mất đi sự công bằng cho phía các bị cáo, trong khi 2 nhân chứng có mặt tại tòa đều là cán bộ công an có xô xát với bị cáo. Ở đây vai trò của 2 nhân chứng cũng không đảm bảo tính khách quan cần thiết”, luật sư Quang nhận định.

Vị luật sư này cho rằng cơ quan điều tra nếu không thu giữ được vật chứng, không chứng minh được hành vi gây thương tích thì cần áp dụng “nguyên tắc suy đoán vô tội”.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.