| Hotline: 0983.970.780

Y học hiện đại chưa làm được như Võ Hoàng Yên

Chủ Nhật 04/02/2018 , 13:15 (GMT+7)

Sau bài báo "Bàn tay 'ma thuật' Võ Hoàng Yên - Những điều tận mắt thấy", nhiều bạn đọc thán phục tài năng chữa bệnh của lương y Võ Hoàng Yên, song cũng có độc giả cho rằng, cách chữa bệnh đó đã được cơ quan chức năng, nhà khoa học nào chứng kiến và chứng nhận chưa? 

Những niềm vui vỡ òa

Sau lần chứng kiến lương y Võ Hoàng Yên chữa bệnh ở Bình Thuận, tôi còn gặp ông thêm 2 lần nữa ở Bình Phước.

08-41-14_nh-2
Lương y Võ Hoàng Yên đang chữa trị cho một bệnh nhân

Lần gặp thứ nhất ở Bình Phước là tại buổi hội thảo “Phương pháp xoa bóp, day ấn huyệt phục hồi chức năng 1 số bệnh: câm điếc, thoái hoá cột sống, bại liệt của lương y Võ Hoàng Yên” do Liên hiệp các Hội Khoa học -  Kỹ thuật tỉnh Bình Phước tổ chức. Buổi hội thảo này, có sự chứng kiến của GS Hoàng Bảo Châu, nguyên Viện trưởng Viện Y học Cổ truyền Việt Nam; bác sĩ Nguyễn Hoàng Sơn, Phó vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền Bộ Y tế… và nhiều lãnh đạo trong ngành y tế của tỉnh Bình Phước.

Sau những lời giới thiệu tuyên bố lý do của Ban tổ chức, buổi hội thảo bước vào phần quan trọng nhất: kiểm chứng khả năng chữa bệnh của lương y Võ Hoàng Yên. Mở đầu trong số hàng chục bệnh nhân được bốc thăm để chữa là bà Lê Thị Toán, SN 1947, ở xã Lộc Thái, huyện Lộc Ninh. Bà Toán bị liệt chân và một cánh tay phải, được người con gái (nguyên là Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy Bình Phước) bế ra. Ông Võ Hoàng Yên thoa chút dầu nóng vào chân bà Toán, sau đó bắt đầu xoa bóp, day ấn huyệt.

Chừng 15 phút sau, chân bà Toán cử động được. Ông Võ Hoàng Yên làm thêm vài động tác nữa thì bà Toán từ từ đứng dậy, tự đi quanh chiếc ghế dài trước sự cổ vũ rần rần của hàng trăm người chứng kiến. Sau đó, theo sự hướng dẫn của ông Yên, bà Toán tự ngồi xổm mà không cần người đỡ.

Bà Toán rưng rưng nước mắt: “Thầy làm mạnh tay, tôi thấy đau, nhưng mà xong rồi thấy dễ chịu lắm, người nhẹ hẳn. Tôi bị nhiều năm nay, các con tôi vất vả vì mẹ nhiều lắm rồi, đưa đi nhiều bệnh viện dưới thành phố, gặp nhiều thầy đông y rồi, làm vật lý trị liệu đủ kiểu mà không thấy bớt”.

08-41-14_nh-1
Bà Lê Thị Toán bị bại liệt do tai biến

Còn người con gái bà Toán thì chạy ra một góc, khóc rưng rức vì xúc động. “Mẹ tôi bị tai biến, liệt nửa người bên phải từ năm 2007, không tự đi lại được, mọi sinh hoạt đều phải có người giúp đỡ. Mấy năm nay gia đình tôi tốn nhiều thời gian, công sức để đưa mẹ đi chữa bệnh, chỉ mong mẹ tự đi lại được, mà càng đi càng tắt dần hy vọng. Cho nên, nhìn mẹ tự đứng lên được như vậy, tôi xúc động quá, không kìm được nước mắt”.

Người thứ 2 được ông Võ Hoàng Yên chữa là ông Nguyễn An Việt, SN 1943, ở phường Tân Phú, TX. Đồng Xoài. Ông Việt cũng bị liệt nửa người do tai biến từ năm 2004. Sau khi được ông Võ Hoàng Yên chữa khoảng 10 phút, ông Việt đã bỏ chiếc nạng và tự bước những bước đầu tiên trước mặt đông đảo mọi người, sau đó tự ngồi xổm trên nền gạch. Tiếp theo, cánh tay của ông Việt, từ chỗ cứng đơ, ông bắt đầu nhúc nhích các ngón, sau đó đến cả cánh tay, và cuối cùng, ông từ từ điều kiển bàn tay đưa lên vuốt tóc, vuốt mặt…

08-41-14_nh-3
Bệnh nhân Nguyễn An Việt bị bại liệt do tai biến

Sau khi chữa cho các bệnh nhân trên xong, ông Yên cho biết: “Đây mới chỉ là những bước đầu tiên cho thấy bệnh có thể chữa được. Nhưng muốn tình trạng khả quan hơn thì phải thêm nhiều lần điều trị nữa chứ không phải chỉ một lần duy nhất”.
 

Phương pháp chữa bênh mới và 'bí ẩn'

Chứng kiến lương y Võ Hoàng Yên chữa bệnh, GS.BS Hoàng Bảo Châu nhận định: “Ông Yên đã làm được điều mà y học hiện đại chưa làm được. Kết quả của phương pháp điều trị quá rõ ràng, mọi người tham dự hội thảo đều đã nhìn thấy. Theo tôi phương pháp chữa bệnh này là tác động trực tiếp vào các cơ quan bị hư tổn để phục hồi chức năng. Về cách chữa bệnh bại liệt, đây là một cách xoa bóp trong võ đạo ứng dụng vào y học, tác động chủ yếu lên khớp và gân, cơ bị tổn thương. Phục hồi chức năng mà có hiệu quả ngay tức thời là điều mà y học hiện đại chưa làm được. 

Các tổn thương như chân liệt thẳng, tay liệt co, bàn chân bị lệch là do rối loạn hoạt động các nhóm cơ. Căn cứ vào các động tác ông Yên đã làm, đầu tiên là tác động vào các huyệt đạo làm cơ mềm ra, tác động tiếp vào các khớp để phục hồi vận động, khớp hoạt động được kéo theo cơ hoạt động, do đó bệnh nhân tự đứng, đi được. Phục hồi chức năng ở tay cũng tương tự, tuy nhiên tay chỉ để ngang mặt, hoặc đụng mũi, tóc chứ chưa đưa thẳng lên được, đó là do khớp vai phục hồi chưa tốt, bệnh nhân cần phải tập luyện thêm nhiều”.

08-41-14_nh-8
GS.Hoàng Bảo Châu: “Tôi thực sự ngạc nhiên và thán phục khi chứng kiến lương y Võ Hoàng Yên chữa bệnh”

Phân tích về phương pháp chữa câm điếc của ông Yên, GS Châu nói: “Ông Yên đã tác động các huyệt đạo ở tai, kích thích mạnh bằng cách vỗ vào tai, dẫn truyền thần kinh số 8, nếu là tổn thương nhẹ thì sẽ nghe được, nặng thì không được. Còn động tác kéo, xoay lưỡi mục đích là để phục hồi chức năng cơ ở lưỡi, trong y học chưa thấy ai làm được như vậy. Bệnh nhân đã có cảm giác nghe, nói chưa rõ ràng là kết quả tức thời, còn lâu dài thì cần phải luyện tập. Là người đi trước, tôi rất kính trọng ông Yên, một tài năng bẩm sinh, hiếm có. Cộng thêm lòng thương người, chắc chắn ông Yên sẽ giúp được nhiều người bệnh có cơ hội trở lại sống vui, sống khỏe hơn".

Trả lời câu hỏi: “Là người có chuyên môn bấm huyệt, châm cứu, bác sĩ đánh giá thế nào về phương pháp điều trị của lương y Võ Hoàng Yên?”, bác sĩ Nguyễn Quốc Chính, Phó Chủ tịch Hội Y học cổ truyền tỉnh Bình Phước, người trực tiếp chứng kiến lương y Võ Hoàng Yên chữa bệnh nói:

“Phương pháp điều trị của lương y Yên có nhiều điểm khác biệt so với những gì được ghi trong sách vở. Thông thường, khi điều trị cho bệnh nhân bại liệt, câm điếc, các thầy thuốc thường dùng phương pháp điều khí, và phải điều trị lâu dài. Nhưng lương y Yên trị bệnh rất nhanh, hiệu quả tức thời. Nhưng phương pháp điều trị của lương y Yên muốn đạt hiệu quả cao lâu dài thì phải thực hiện nhiều lần. Lần đầu chứng kiến lương y Yên bấm huyệt, tôi cho rằng đây là một hiện tượng mới và hiếm trong y học, có nhiều “bí ẩn” mà khoa học chưa thể lý giải. Trong Đông y, có hai phương pháp chữa bệnh là dùng thuốc và không dùng thuốc. Phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc có rất nhiều điều nằm ngoài sự lý giải của khoa học”.

Tôi không phải “thần y, thánh y”. Câm điếc (trong khả năng điều trị được), thoái hóa cột sống, bại liệt do tai biến còn khả năng cứu chữa... Nhưng tuổi cao, sức yếu, tuổi nhỏ (dưới 15 tuổi) hay trường hợp di chứng não, hội chứng down thì không thể chữa. Do đó trước khi tìm đến tôi, mong bệnh nhân tìm hiểu kỹ, đừng đến gặp rồi thất vọng. Phương pháp chữa bệnh của tôi cũng cần thực hiện nhiều lần chứ không phải một lần là xong. Để đạt hiệu quả, người bệnh cũng cần có ý chí, thường xuyên tập luyện và tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý (lương y Võ Hoàng Yên).

 

(Kiến thức gia đình số 5)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bị đá đè tử vong khi đào dúi rừng

Ông Tẩn Phù Dìn ở xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát, Lào Cai) đã bị đá đè tử vong trong khi đào bới đất để bắt dúi rừng tại khu vực rừng vầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm