| Hotline: 0983.970.780

9 di tích trong phố cổ Hội An bị hư hỏng nặng

Thứ Năm 30/10/2014 , 08:13 (GMT+7)

9 di tích trong khu phố cổ buộc phải di dời cục bộ khi có mưa bão là những nhà bị mục nát, không còn khả năng chống đỡ.

Ông Nguyễn Chí Trung, Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An (Quảng Nam) cho biết, toàn TP Hội An hiện có 1.107 căn nhà cổ, trong đó có 66 căn đang trong tình trạng xuống cấp, 40 căn trong tình trạng chống đỡ, 17 căn xuống cấp nhẹ, 9 căn hư hỏng nặng buộc phải di dời khẩn cấp khi có mưa bão.

Trong số nhà cổ xuống cấp, hư hỏng, người dân đã chủ động sửa chữa được 51 căn, 6 căn nhà khác là do trung tâm hỗ trợ để sửa chữa.

9 di tích trong khu phố cổ buộc phải di dời cục bộ khi có mưa bão là những nhà bị mục nát, không còn khả năng chống đỡ, bao gồm các nhà số: 12/11, 26, 42A đường Bạch Đằng; 47/2 đường Phan Châu Trinh; 07, 77, 120 đường Trần Phú; 65 đường Nguyễn Thị Minh Khai và 60 đường Phan Bội Châu. Các di tích này đã được chằng chống qua nhiều năm, có thể sụp bất cứ lúc nào.

Trung tâm đã phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành chức năng lập biên bản đề nghị các chủ sở hữu tạm dừng các hoạt động kinh doanh, tiến hành di dời và di dời cục bộ trước mùa mưa bão năm nay để bảo đảm an toàn về người và tài sản.

Được biết, tại TP Hội An trong 15 năm qua đã có hơn 200 di tích được trùng tu, tôn tạo với kinh phí hơn 100 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, cũng đã có hơn 2.000 lượt nhân dân, chủ di tích tự tu bổ, sửa chữa nhỏ. Để bảo vệ di sản, mỗi năm chính quyền và nhân dân phố cổ Hội An đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích, chằng chống, gia cố nhà cửa… TP Hội An cũng đã khuyến cáo các chủ nhà cổ xuống cấp chủ động chằng chống bảo vệ di tích và chuẩn bị phương án di dời khi có bão lũ xảy ra.

Hiện nay công tác quản lý, bảo tồn di sản tại Hội An đang đối diện với sự xuống cấp nhanh chóng của các di tích do tình hình bão lũ, biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó năng lực tài chính của các chủ di tích không đủ điều kiện để tự tu bổ, mặc dù với những di tích đặc biệt, loại I, Nhà nước đã hỗ trợ đến 75% kinh phí trùng tu.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm