| Hotline: 0983.970.780

Chị Dầu chị Mỡ

Thứ Năm 15/08/2013 , 10:40 (GMT+7)

Gọi là chị Dầu, bởi nhà chị không những chẳng bao giờ thiếu dầu đun mà cứ dăm bảy ngày chị lại còn có vài chai dầu mang bán. Còn gọi chị Mỡ bởi cứ mấy ngày, hàng xóm lại nghe tiếng rán mỡ xèo xèo bên nhà chị, dù cửa hàng thực phẩm không hề bán thịt.

Hai chị ở cùng một tổ dân phố, chỉ cách nhau độ mươi nhà. Một chị làm công nhân nhà máy sợi đay Bình Minh, có ba con, có chồng làm công nhân ở công trường xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà. Chị kia là xã viên Hợp tác xã cơ khí Cờ Hồng, có hai con, có chồng làm công nhân giao thông tận Hà Giang. Tuy đã ba con, hai con, nhưng trông hai chị đều còn khá mặn mà, tuổi cũng chỉ tròm trèm bốn mươi. Và họ chơi với nhau rất thân.

>> Chồng tôi hộc máu chết rồi!
>> Cái thuốn xe đạp
>> Con lợn đẹn
>> Buổi cày đầu tiên
>> Miếng thịt trâu mất tích
>> Con nghé chết
>> Mối tình ''cơm cháy''
>> “Hùng chỉ”

Chị sợi đay Bình Minh tên là Mơ, Nguyễn Thị Mơ, nhưng bà con trong tổ dân phố đều gọi chị là chị Dầu, bởi nhà chị không những chẳng bao giờ thiếu dầu đun mà cứ dăm bảy ngày chị lại còn có vài chai dầu mang bán. Tất nhiên, là bán lén bán lút. Còn chị cơ khí Cờ Hồng tên thật là Hạnh, Lê Thị Hạnh, nhưng bà con lại gọi chị là chị Mỡ. Bởi cũng như chị Dầu, cứ mấy ngày, hàng xóm lại nghe tiếng rán mỡ xèo xèo bên nhà chị Hạnh, dù cửa hàng thực phẩm không hề bán thịt. Mấy bà hàng xóm kháo nhau:

- Nhà tôi xào rau muống, chỉ dám đổ nước với rau vào đun cho rau chín, tra muối, chạy qua hàng mì chính một tý rồi mới dám múc lưng thìa mỡ rưới vào, cốt có tý sao cho trẻ nó húp. Nhìn đĩa rau muống xào nhà nó mà thèm. Không có qua tỵ nước nào, rau đẫm những mỡ là mỡ.

- Sáng dậy, con tôi vét lưng bát cơm nguội, năm thỉnh mười thoảng mới được tý muối vừng, còn thì muối trắng trộn vào ăn rồi đi học. Con nhà nó cho cả thìa mỡ vào chảo phi già, cho hành thơm điếc mũi cả xóm rồi mới đổ cơm vào rang. Cũng là người, sao con nhà nó sướng thế còn con nhà mình khổ vậy.

- Thế đã thấm vào đâu. Hôm cửa hàng thực phẩm bán cá. Nhà tôi kho một muối một cá. Miếng cá bằng ngón tay bắt con ăn hai bát cơm chứ chả dám rán. Mà có rán cũng không đào đâu ra mỡ, trong khi đĩa cá nhà nó thì rán vàng rộm lên. Cứ như cái số mỡ nhà nó rán một đĩa cá ấy, nhà tôi phải tra nửa tháng...

Hồi ấy, gạo và xăng dầu là vật tư chiến lược. Tất cả đều được phân phối theo định lượng và đều được quản lý hết sức chặt chẽ. Dân quê có thể dùng rơm rạ, lá lẩu và rất nhiều thứ khác để nấu chín bát gạo mớ rau, còn dân thành phố, dân thị xã thì được cấp bìa mua dầu hoả làm chất đốt. Tuy bìa là bìa mua dầu hoả, nhưng cũng như sổ gạo là để mua gạo mà có mấy khi dân gạo sổ được ăn cơm rặt (cơm nấu bằng toàn gạo) đâu mà thường phải độn lúc sắn, lúc mỳ, lúc ngô... Cty chất đốt cũng vậy, cấp trên ấn xuống thứ gì thì phân phối thứ đó, tháng dầu, tháng thì mùn cưa, tháng thì than, tháng thì củi...


Ảnh minh họa

Nhà có cái bếp dầu mà không được mua dầu, nhưng được mua củi còn đỡ, vì chỉ cần kiếm 3 hòn gạch làm 3 cái đầu rau là có thể đun được, chứ bị ấn mùn cưa với than, thì chẳng nói cũng biết là khốn nạn đến thế nào rồi. Muốn đun mùn cưa, đun than, phải có loại bếp riêng cho từng loại. Nhất là đun than. Loại than bùn nhão nhoét, phải nắm thành bánh phơi cho khô mới đun được. Cho than vào bếp, phải có đồ gầy. Nổi lửa lên xong, muốn lửa từ đồ gầy bén vào than phải chổng mông chổng tĩ lên quạt hàng tiếng. Túng thì phải tính. Mùn cưa ấy, than ấy đành mang ra ngoài bán rồi mua dầu, cũng phải mua ngoài. Bán mùn cưa, bán than bị con phe ép giá. Rồi khi mua dầu cũng lại bị con phe cắt cổ, thiệt đơn thiệt kép. Thế nên nhìn cái bếp dầu mười tám bấc nhà chị Dầu lúc nào cũng đầy dầu, ai chả thèm, chả ghen tỵ. Còn mỡ là hàng “xa xỉ phẩm”. Từ người ăn thịt phiếu đến dân quê, mỗi lần được mua thịt, ai nấy giành nhau lấy những miếng thịt nhiều mỡ, về lọc kiệt mỡ ra rán để dành quệt mép. Nhiều nhà rán mỡ từ Tết, để dành đến tận tháng ba tháng tư, mỡ tanh cả ra mà vẫn cứ dùng, cứ khen ngon...

Chị Dầu và chị Mỡ thân nhau vô cùng, thân đến mức nói như dân quê là "con chấy cắn đôi". Đi làm thì chớ, về đến nhà là hoặc chị Dầu ở nhà chị Mỡ hoặc chị Mỡ ở nhà chị Dầu. Hàng phố thường nghe họ trách nhau:

- Chị tệ thật đấy. Hết dầu đun mà không thèm bảo em một tiếng. Lần sau đừng thế nữa nhé. Hết cứ bảo để em mang sang. Bán chị em xa mua láng giềng gần.

- Nhà chị hết mỡ ăn chưa? Chưa à? Hết thì bảo em, cứ vô tư đi. Đừng tiết kiệm quá mà ảnh hưởng đến sức khoẻ đấy chị ạ.

Thỉnh thoảng họ lại thấy chị Dầu xách chai dầu sang nhà chị Mỡ, và ngược lại, thỉnh thoảng họ lại thấy chị Mỡ mang cân thịt đến cho chị Dầu. Mỗi tháng ít ra là vài lần chị Dầu đưa cả ba con sang nhà chị Mỡ ăn cơm và ngược lại. Bố hay mẹ người này ở quê lên chơi, có thứ quà quê gì họ cũng san sẻ cho nhau, và khi bố hay mẹ người này về thì người kia nhất định có quà biếu. Quà cho bố mẹ chị Mỡ là dầu còn quà cho bố hay mẹ chị Dầu là mỡ. Ngày Tết, hai chị sang nhà nhau chúc Tết, còn thắm thiết hơn cả ruột thịt. Những ngày anh Dầu hoặc anh Mỡ về phép, nhà bày ra món này món nọ, không thể vắng mặt người kia...

Nhưng rồi một hôm hàng phố nháo nhác cả lên khi thấy chị Dầu hùng hổ xông sang nhà chị Mỡ. Cả hai chị đều thi thố hết tài năng chửi, gọi nhau là con nọ con kia và cho nhau ăn không thiếu thư bẩn thỉu nào. Khi cuộc đấu võ mồm lên đến đỉnh cao, hai chị lăn vào đấu võ tay. Cả hai quấn chặt lấy nhau, lăn tròn trên mặt đất đầy bụi. Lúc hàng phố gỡ được hai người ra, thì chị Mỡ bị cào rách má, còn mí mắt chị Dầu máu chẩy ròng ròng. Mọi người khuyên:

- Thôi có chuyện gì thì một câu nhịn là chín câu lành. Hàng phố tắt lửa tối đèn có nhau. Mọi ngày thân nhau là thế...

Vừa lau máu trên mí mắt, chị Dầu vừa sa sả:

- Đấy các ông các bà xem. Tôi ăn ở với nó như bát nước đầy. Thế mà cha tiên nhân năm đời mười đời con đĩ voi dầy, nó cướp của tôi.

- Cướp? Nó cướp của nhà chị cái gì?

Nghe câu hỏi ấy, chị Dầu im bặt. Nhưng nhờ trận quyết tử của đôi hổ cái mà mọi người dần dần hiểu. Thì ra lâu nay chị Dầu “lòng thòng” với một anh lái xe khách đã có vợ con. Số dầu chị có là do anh xe ăn bớt tiêu chuẩn cấp phát hằng ngày cho xe, mang đổi thành dầu hoả đem đến. Còn chị Mỡ thì cặp với anh đồ tể của cửa hàng thực phẩm, cũng đã vợ con đùm đề, và cũng được anh ăn bớt thịt mang cung phụng. Một hôm chị Mỡ có việc lên Hà Nội, được chị Dầu gửi theo xe của người yêu. Chuyến xe nên nghĩa. Sau chuyến đi, bác tài lần đến nhà chị Mỡ chơi rồi chiếm luôn chị Mỡ của anh đồ tể. Một mình bác cặp luôn hai chị một lúc.

Chưa thấy anh đồ tể xách dao bầu sang xí nghiệp xe khách để hỏi bác tài về chuyện cướp người yêu của mình. Nhưng chị Dầu đã xông đến hỏi tội chị Mỡ trước.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm