| Hotline: 0983.970.780

Thực đơn cho người bị tiểu đường

Thứ Hai 26/07/2010 , 10:55 (GMT+7)

Làm sao để tránh đói và không thấy nhạt nhẽo khi không được ăn uống có đường?

* Tôi bị bệnh tiểu đường nên phải kiêng đường và phải ăn ít bột. Làm sao để tránh đói và không thấy nhạt nhẽo khi không được ăn uống có đường?

Dương Văn Khanh, Thủy Nguyên, Hải Phòng

Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính: Bệnh tiểu đường loại 1 do tụy tạng không tiết insulin, và loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin. Bạn phải đi khám ở các phòng chuyên khoa và phải uống thuốc thường xuyên theo chỉ định của BS. Cần định kỳ kiểm tra đường máu (trước ăn và sau ăn) để BS điều chỉnh lại chế độ thuốc men.

Muốn ăn kiêng đường và ít chất bột mà không đói thì cần ăn đủ chất đạm (protein) và nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt. Để tránh khó chịu khi uống thức uống không đường có thể mua ở siêu thị các loại “đường kiêng” hay còn gọi là chất ngọt không năng lượng. Trên thị trường thường có các loại đường kiêng như Saccharin (Sweet N Low), Sodium cyclamate (Sucaryl, Twin Sugar), Sucralose (Splenda), AceSulfame potassium (Ace K, Sweet One, Sunnett), và phổ biến nhất là chất Aspartame (NutraSweet, Equal, Spoonful, Canderal). Đó là các đường không năng lượng. Hiện trên thế giới các nhà khoa học vẫn còn hai trường phái tranh luận chưa ngã ngũ.

Đó là Aspartam có hại cho cơ thể hay không? Có một loại chất ngọt không năng lượng thứ hai được coi là hoàn toàn vô hại là chất ngọt không năng lượng chiết xuất từ cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana Bertoni). Sản phẩm chiết xuất tinh khiết được bán trên thị trường có tên gọi là Truvia. Cỏ ngọt là một loại cây thảo, thân mảnh, khi nhấm lá thấy có vị ngọt rất đậm. Cây này có nguồn gốc từ Paraguay và các vùng núi Tây Nam của lục địa Mỹ Latinh. Ở quê hương của nó, loại cỏ này được gọi là Caá-êhê, Azucá-caá hay Kaá-hê-e, có nghĩa là cỏ có vị ngọt.

Cây cỏ ngọt mọc ở các vùng rừng rậm cận nhiệt đới, độ cao khoảng 500-1.500 mét trên mực nước biển, với nhiệt độ trung bình 25°C, và lượng mưa hàng năm khoảng 1.500 mm. Cỏ ngọt được dùng rộng rãi từ lâu tại Nam Mỹ. Tại Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, loại cỏ này được dùng làm thực phẩm từ khoảng 40 năm nay. Tại Việt Nam, cỏ ngọt bắt đầu được trồng và sử dụng từ cuối những năm 1980. Từ cỏ ngọt, thoạt tiên người ta chiết ra chất steviosid, một loại đường thiên nhiên không có nitơ, với hàm lượng 3-10% trong lá khô, độ ngọt gấp 150-300 lần đường ăn. Steviosid có khả năng bền vững với nhiệt độ và acid nên nó không bị biến chất và không bị lên men trong dạ dày.

Từ cỏ ngọt người ta có thể chiết xuất ra được rebaudiosid A, còn ngọt hơn steviosid, và nhiều chất khác. Trung Quốc xem cỏ ngọt như một dược liệu thiên nhiên rất tốt để giúp làm giảm cân, ngon ăn và tiêu hóa tốt. Nhật Bản là quốc gia sử dụng cây cỏ ngọt nhiều nhất trên thế giới. Mỗi năm kỹ nghệ Nhật tiêu thụ từ 700 tấn đến 1.000 tấn lá Stevia. Một số lượng lớn cần phải được nhập thêm từ Hàn Quốc, Đài Loan (TQ) và Trung Quốc. Họ sử dụng chất tạo vị ngọt stevioside trong kẹo cao su - chewing gum, bánh trái, và trong các loại nước ngọt như Coca Cola. Nói chung, tại các quốc gia Á Châu và Nam Mỹ thì chất ngọt của Stevia được công nhận và được cho phép sử dụng rộng rãi như một chất phụ gia (food additive).

Để có thể mua giống cây cỏ ngọt để trồng, tự sử dụng hay tiêu thụ sản phẩm bạn có thể liên hệ với Công ty cổ phần Stevia Ventures (Stevia Ventures Corporation - Stevia Corp). Địa chỉ: Phòng 602, CC2A, toà nhà Thanh Hà, Bắc Linh Đàm, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội. Điện thoại: 04 36416827/  0983.579478. Fax: 04 36416824. Thư điện tử (Email): steviaventures@gmail.com.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm