| Hotline: 0983.970.780

Bảo quản ngô sau thu hoạch

Thứ Ba 04/05/2010 , 11:18 (GMT+7)

Xin cho biết cách bảo quản ngô bắp và ngô hạt sau thu hoạch sao cho tránh bị mốc?

* Xin cho biết cách bảo quản ngô bắp và ngô hạt sau thu hoạch sao cho tránh bị mốc?

Đào Hoàng Hải, Gia Viễn, Ninh Bình

 Sau khi hái ngô về không nên đổ đống vì ngô tươi có độ ẩm cao dễ bị thối mốc. Cần bảo quản ngô bắp như sau:

- Xếp các bắp ngô đã phơi khô thành từng cũi, cuống bắp quay ra ngoài.

- Lộn trái một lớp bẹ ngô bên ngoài và buộc thành từng túm 10-15 bắp. Treo túm ngô lên sàn nhà, giàn bếp để bảo quản ngô gối vụ. Ngô để trên giàn bếp sẽ được hơi nóng của bếp đun hàng ngày, bắp ngô luôn khô và được khói bếp phủ một lớp muội đắng, có tác dụng hạn chế mọt, mốc phá hoại.

- Cũng có thể hong bắp ngô trên giàn bếp 1-2 tháng cho bám muội, sau đó xếp cũi ngô trong các nhà chòi làm ở nơi cao ráo, thoáng đãng và có phễu ngăn chuột trên các chân cột. Nhà kho chòi này đảm bảo chống chim, chuột, sâu mọt phá hoại, hạn chế tổn thất mà các biện pháp khác không làm được.

Ngô hạt không có vỏ trấu, nếu điều kiện bảo quản không tốt (ngô chưa chín già, phơi chưa thật khô, dụng cụ chứa đựng không kín…) ngoài chim, chuột ăn hạt, mốc mọt có thể phá hỏng một cách dễ dàng. Xin giới thiệu phương pháp bảo quản ngô hạt:

- Phơi khô thât khô (kiểm tra bằn cách cắn hay đập thấy vỡ vụn thành các mảnh sắc cạnh), sàng sảy sạch tạp chất và loại bỏ hạt non, hạt lép.

- Trộn lá xoan, lá cơi, lá trúc đào khô vào ngô theo tỉ lệ 1-1,5 kg lá khô cho 100kg ngô hạt. Khi sử dụng ngô, phải sàng, sảy sạch các loại lá trên sẽ không còn gây độc hại cho người và gia súc.

- Đổ ngô đã trộn lá vào vật chứa như: chum, vại sành, thùng kim loại hay thạp gỗ, san phẳng và phủ lên trên mặt một lớp tro bếp khô dày 2-4 cm. Bịt miệng bằng giấy xi măng hay tấm ni lông và đậy kín.

* Có phải muốn biến khế chua thành khế ngọt thì chôn xác mèo vào gốc khế chua. Tại sao lại làm như vậy?

Bùi Hồng Minh, Phong Thổ, Lai Châu

Chưa ai chứng minh kinh nghiệm này. Tuy nhiên nếu bón nhiều vôi cho khế thì quả sẽ đỡ chua hơn. Ngày nay đã có giống khế ngọt cho nên chả dại gì mà chữa khế chua thành khế ngọt. Có những món ăn lại cần tới khế chua (như nấu với tép khô, nấu canh chua, ăn với thịt ba chỉ...).Nên trồng giống khế ngọt Thái Lan đã nhập vào thay thế cây khế chua.

Giống khế này rất dễ tính, không kén đất, chịu được nước thủy triều lên xuống hàng ngày, khâu chăm sóc không cầu kỳ. Nên trồng chúng gần mép mương để cành nhánh vươn ra ngoài mương tận dụng khoảng trống nhiều ánh sáng trên mặt mương. Cách 4m trồng một cây, bằng cách đắp mô rồi trộn cho mỗi mô 5-6 kg phân chuồng mục với 1 thìa canh phân urea và 2 thìa canh phân lân, rồi trồng cây lên đó.

Sau đó cứ khoảng 1-1,5 tháng lại hoà phân NPK tưới một lần. Khế rất nhanh ra hoa, sau trồng khoảng 1-1,5 tháng là cây bắt đầu ra hoa. Nhưng để cây không mất sức, cần tỉa bỏ hết hoa. Sau khi trồng 7-8 tháng mới cho đậu quả. Quả lớn gấp 2-3 lần những giống khế thông thường của ta. Khi chín đa số có trọng lượng khoảng 400-500 gram, cá biệt có quả tới 700 gram, dài 15-17cm. Điều đặc biệt là vị rất ngọt, nên không chỉ dùng để ăn chơi như khế chua, mà có thể dùng ăn tráng miệng sau bữa ăn.

Giống khế này lại rất ít bị sâu bệnh. Để hạn chế tác hại của ruồi đục quả, chỉ cần bao quả lại là xong. Ngay năm đầu bình quân mỗi cây khế 14 tháng tuổi (diện tích đất chiếm chưa nhiều) đã có thể cho thu nhập khoảng 80.000 đồng.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm