| Hotline: 0983.970.780

Chủ trương đúng, dân hiểu chưa rõ... nên cố tình ngăn cản

Thứ Năm 19/04/2018 , 18:31 (GMT+7)

Chủ trương về Dự án nạo vét chính trị dòng chảy, hạn chế sạt lở đoạn sông Hậu thuộc địa bàn xã Châu Phong (Tân Châu) và các lân cận như xã Vĩnh Trường, Đa Phước, huyện An Phú, An Giang từ hai năm trước.

Người dân bức xúc việc múc cát sẽ gây sạt lở

 Nhưng hai ngày qua, người dân của ấp Vĩnh Nghĩa, xã Vĩnh Trường vẫn chưa đồng tình, vì thế ngang nhiên đưa ghe, xuồng ra ngăn cản xáng cạp múc cáp gây mất ANTT tại địa phương.

 Ngăn cản chủ trương vì nghĩ chính quyền làm sai

Vụ việc xảy ra vào ngày 18/4, tại ấp Vĩnh Nghĩa, xã Vĩnh Trường, hàng chục người dân cầm cờ đưa ghe, xuồng ra ngăn cản xáng múc cạp múc cát, nhiều người còn manh động mặc áo phao cố bơi ra xáng cạp, cho dù có mặt lực lượng chức năng đứng ra giải thích. Cách đó không xa một nhóm tụ tập la hét, vẻ mặt tỏ ra bức xúc. Trong nhà, ngoài ngỏ đàn bà trẻ con , thanh niên, trai gái đứng ngồi “giám sát” xáng cạp múc cát.

  Trước khu vực trồng ớt của một hộ dân, anh Nguyễn Văn Khang (35 tuổi) bực bội nói: “ Gia đình tôi sống ở đây lâu rồi, nhà chỉ dựa vào 2 công rẫy đất bãi bồi. Trước khi xáng cạp xuất hiện, chính quyền mời họp dân, chỉ thông báo Công Ty Minh Thư gì đó trúng thầu múc cát, người dân không đồng ý nên chính quyền ngưng lại. Sau đó mời họp dân tiếp tui nhớ không lầm khoảng 5-7 lần họp nhưng dân không đồng tình, rồi một đại diện địa phương nói, không chịu vẫn múc vì chủ trương đây làm đúng, có sự cho phép ngoài trung ương. Chúng tôi không biết triển khai như thế nào, ai phê duyệt dự án, tác động như thế nào có gây ảnh hưởng cho bà con sản xuất hay không? Việc triển khai dự án với chiều dài gần 2 km mà thời gian thực hiện đến 2 năm, chúng tôi sợ múc cát nhiều như thế sẽ gây sạt lở nghiêm trọng ảnh hưởng đời sống sản xuất của bà con.”

  Cùng đồng quan điểm với anh Khang, bà Nguyễn Thị Bủa (62 tuổi) bức xúc: Dự án trên triển khai từ mấy tháng trước rồi dân chúng tôi đã một lần ngăn cản. Nếu múc cát nhiều như vậy sẽ gây sạt lở, con cháu tụi tui sau này không còn chổ ở, nhà tui toàn dân đi làm thuê trồng rẫy ven cồn. Yêu cầu của chúng tôi  là các nghành chức năng phải cho ngừng múc cát hoặc phải làm cam kết nếu có sạt lở thì phải hộ trợ nhà cửa cho dân và đất cho dân yên tâm sản xuất.

 

 Bản đồ tổng thể mặt bằng khu vực nạo vét  

Còn ý kiến của ông Nguyễn Văn Bàu (79 tuổi) cho biết thêm: “Chính quyền địa phương tổ chức họp dân nhiều lần lắm rồi nhưng tôi thấy đa số người dân không đồng ý. Mọi người nghĩ múc cát xong sẽ gây sạt lở giống như bên huyện Chợ Mới, coi trên mạng hàng ngàn mét vuông đất bị nhấn chìm xuống sông nhìn thấy ghê. Từ đó họ sợ ảnh hưởng đến con cháu sau này. Đa số bà con sống trong khu vực này còn nghèo trình độ dân trí còn hạn chế nên họ nghĩ việc nạo vét sẽ có khả năng gây sạt lở mạnh, nên họ phản đối, nhưng cách họ phản đối 2 ngày hôm qua là không đúng gây mất ANTT quá.

  Theo ghi nhận nhà mỗi hộ dân cách xáng múc cát khoảng 60-70m, phía trước nhà là con lộ giao thông của xã, phía sau là khu đất bãi bồi , thường trồng ớt, cây ăn trái, giữa sông là 2 chiếc xáng cạp đang neo đậu cách khu vực dự án 50m.

 Nạo vét chính trị dòng chảy là chủ trương đúng

 Để ghi nhận đúng thực tế, chúng tôi sang phía bờ xã Châu Phong, nơi nhiều hộ dân được chính quyền di dời về khu dân cư do ảnh hưởng sạt lở. Ngồi tiếp chuyện chị Nguyễn Thị Nhung ngụ xã Châu Phong cho biết: Lúc trước, mấy hộ dân nhà cách mé sông nhưng sau mấy trận sạt lở, nhiều căn nhà một phần bị nhấn chìm xuống sông. Chính quyền lo sợ dân không yên tâm sinh sống nên bố trí nền tái định cư tụi tui rất vui và rất phấn khởi.”

Khi hỏi về việc múc cát bên bờ xã Vĩnh Trường chủ trương đúng hay không thì chị trả lời lập tức: “ Tôi thấy chính quyền cho múc cát giữa sông là chủ trương đúng, rất cần thiết cho dân. Việc sạt lở phía bên bờ bên này đang vẫn diễn ra, nhưng ít hơn mấy năm trước. Tôi thấy chính quyền quan tâm đưa ra nạo vét chính trị dòng chảy để hai bên bờ đầu hòa khiên người dân rất vui. Còn một số hộ dân bên bờ Vĩnh Trường bức xúc cố tình ngăn cản là họ chưa hiểu rõ vì thế họ làm vậy là sai. Chính quyền nên quan tâm và tuyên truyền hơn cho họ hiểu thế nào là chính trị dòng chảy có lợi cho dân như thế nào?” chị Nhung nói.

Khu vực múc cát cách bờ khoảng 50m đảm bảo an toàn

 Trao đổi với ông Hồ Văn Quý- Trưởng phòng khoáng sản,  Sở Tài nguyên và Môi trường, tỉnh An Giang cho biết: Dự án nạo vét chính trị dòng chảy nhằm hạn chế tình trạng sạt lở nghiêm trọng bờ sông Hậu thuộc xã Châu Phong. Dự án này được thông qua dựa trên nghiên cứu, kết luận của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam . Dự án trên được thực hiện trong 2 năm, do Công ty TNHH MTV Khoáng sản Minh Thư theo TT 69/BGTVT trúng thầu thi công. Chiều dài đoạn nạo vét là 1,4 km, rộng từ  130-180m, sâu 11m  chưa đến độ sâu của đoạn sông. Tổng số lượng cát ước tính khoảng 700.000m3 cát. Việc nạo vét chúng tôi còn cho thả phao biên- giới hạn khu vực để xác định ranh giới khu vực dự án là 50m để dân theo dõi quy trình. Việc triển khai dự án này chúng tôi được Viện Khoa học thủy lợi nhận xét đảm bảo an toàn không gây sạt lở hay ảnh hưởng gì đến đời sống sinh hoạt của người dân.

 Theo ông Quý nếu bờ sông ở phía bên xã Vĩnh Trường, dòng nước từ ngã ba sông đổ dài xuống tận phà Châu Giang sẽ xoáy vào bờ phía xã Châu Phong, gây sạt lở cao, uy hiếp khoảng gần 4.000 hec-ta lúa và hoa màu. Nếu sạt lở nhiều năm như vậy thì xã Châu Phong sẽ nguy cơ bị xóa sổ . Vì thế chủ trương của tỉnh đề là phải nạo vét khu vực xã Vĩnh Trường thì tạo cân bằng cho địa hình đáy sông, hướng dòng chảy chính điều chỉnh về giữa dòng và cách ra xa bờ khoảng 50m, giảm áp lực nước lên đường bờ xã so với thực tế- ông Quý nhấn mạnh quan điểm.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm