| Hotline: 0983.970.780

Có một 'Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng' chờ truy tặng

Thứ Sáu 14/07/2017 , 08:34 (GMT+7)

Qua câu chuyện của ông Phạm Văn Lũy, khu 4, phường Phong Cốc, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi được biết gia đình ông là thân nhân liệt sĩ có hoàn cảnh đặc biệt, hiếm thấy ở Phong Cốc và cũng có thể là ở nhiều nơi trong cả nước.

Con duy nhất của liệt sỹ ra trận

Bố ông Phạm Văn Lũy là cụ Phạm Văn Thành, mẹ là cụ Ngô Thị Khương sinh năm 1906. Các cụ sinh hạ được 6 người con: 3 trai, 3 gái. Ông Phạm Văn Lũy là con trai thứ hai, nay đã 79 tuổi. Gia đình ông có hai bố con là liệt sĩ chống Pháp và chống Mỹ: ông Phạm Văn Tự và con là Phạm Văn Biên.

Ông Lũy giãi bày: “Anh trưởng của tôi là liệt sĩ Phạm Văn Tự, thuộc đơn vị bộ đội chủ lực, hy sinh trong kháng chiến chống Pháp ngày 5/1/1949 ở Bến Tắm, đệ tứ chiến khu Đông Triều. Cháu của tôi, liệt sĩ Phạm Văn Biên, thuộc đơn vị K08 đặc công lính thủy hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ ngày 12/9/1967 tại mặt trận Bình Định. Như vậy, gia đình tôi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ có hai thế hệ liệt sĩ, lại là hai bố con”.

14-39-55_img_9600
Ông Phạm Văn Lũy (79 tuổi) vẫn đau đáu chờ đợi chính sách của Nhà nước (Ảnh: Kiều Mai Sơn)

Gia đình ông Phạm Văn Lũy sống ở xóm quê nghèo, nhà tranh vách đất, chủ yếu làm ruộng và phụ thêm nghề chài lưới. Bố ông đi biển đánh cá. Mẹ ông hiền lành, tần tảo, chất phác và vô cùng vất vả. Nhà đông con, mẹ trồng trọt, cấy hái, đi làm thuê, mua khoai sắn gánh bộ đường xa về ăn độn. Ba anh em ông Lũy cũng phải sớm đi làm đỡ bố mẹ. Anh cả mới giúp mẹ đỡ đần được chút việc thì mẹ đã cho anh tòng quân cứu nước, dánh thực dân Pháp.

“Ngày anh Tự lên đường, con trai anh mới được 3 tháng tuổi. Thế rồi anh tôi hy sinh 1949 ở Bến Tắm, đệ tứ chiến khu Đông Triều, để lại đứa con trai 3 tuổi. Đó là cháu Phạm Văn Biên. Tôi thì còn nhỏ. Thời gian đó, bố mẹ tôi tinh thần và sức khỏe rất sa sút phần vì thương tiếc anh trưởng, phần xót xa cho đứa cháu đích tôn mới tí tuổi đã mồ côi bố và sớm phải xa mẹ. Vì chị dâu tôi đã cháu tái giá ngay sau đó. Chị tôi bước đi không ngoảnh lại, bỏ đứa con thơ dại mới 4 tuổi cho bố mẹ tôi nuôi”.

Cụ Ngô Thị Khương âm thầm nuôi cháu trong hoàn cảnh dây bí dây bầu, cuộc sống nhọc nhằn thiếu thốn, buồn đau khi vừa mất con trai cả vừa mất con dâu.

Thời gian qua đi, Phạm Văn Biên lớn lên trong tình cảm của ông bà và các cô chú. Học hết cấp 2, anh chưa kịp đến tuổi trưởng thành để giúp được gì ông bà thì cuộc kháng chiến chống Mỹ nổ ra. Những năm tháng ấy, cũng như thế hệ trẻ cả nước, lớp lớp trai trẻ Quảng Yên sục sôi nhiệt huyết trong bầu máu nóng: “Mỗi người làm việc bằng hai”, “Tất cả cho tiền tuyến đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”!

Sẵn lòng căm thù giặc sâu sắc, anh Phạm Văn Biên xung phong nhập ngũ lên đường ra trận để giải phóng đất nước, bảo vệ quê hương khỏi bom đạn không quân Mỹ ném ra miền Bắc.

Ngày ấy, cụ Ngô Thị Khương không hề biết về chính sách Nhà nước lúc đó là không có chủ trương lấy con duy nhất của liệt sĩ nhập ngũ. Còn ông Phạm Văn Lũy, thời gian ấy cũng đi làm ăn sông nước xa nhà. Khi về mới biết tin cháu Biên lên đường được mấy tháng.
 

Bà nuôi cháu

Ngồi bên hiên nhà, ông Lũy mang cho chúng tôi xem bằng “Bảng Gia đình vẻ vang” của Chính phủ do Đại tướng Võ Nguyên Giáp ký và hai bằng “Tổ quốc ghi công” bố con liệt sĩ Phạm Văn Tự và liệt sĩ Phạm Văn Biên do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký. Anh trưởng và cháu đích tôn đều mất từ lâu, ông Phạm Văn Lũy ở ngôi nhà để trông nom hương khói tổ tiên, cha mẹ, anh trưởng và cháu trưởng đến giờ.

Nâng những tấm bằng lên cho chúng tôi chụp ảnh, ông Lũy lại rưng rưng nhớ về nỗi đau quá lớn và liên tiếp. Ông Lũy kể lại những ngày gian khó và đau thương của gia đình: Vào thời kỳ chống Mỹ ác liệt nhất, năm 1967, cháu Phạm Văn Biên đã hy sinh, nằm lại ở vùng biển miền Trung khi mới hai mươi tuổi xanh…

Ngày nhận giấy báo tử cháu nội hy sinh, cụ Phạm Văn Thành và cụ Ngô Thị Khương vô cùng đau đớn. Đã mất người con trưởng, gia đình lại mất thêm một đứa cháu đích tôn!

Ông Lũy bồi hồi tưởng nhớ: “Mẹ tôi khóc thương cháu hàng tháng trời ròng rã. Cháu Biên sinh ra đã không biết mặt bố, lớn lên không thuộc mặt mẹ. Cháu rất ngoan, học khá, nên bà yêu cháu hơn cả yêu con, yêu chúng tôi. Bà đã thực sự suy sụp. Bà đã dành cả một đời dồn sức lực, tình thương cho con trai trưởng và cháu đích tôn. Cha mẹ tôi tuổi cao, nỗi thương nhớ con cháu cứ bào mòn sức khỏe, rồi lần lượt ra đi… Mẹ tôi mất năm 2000, để lại cho anh chị em chúng tôi nỗi đau thương vô hạn".

Ở Phong Cốc, cán bộ và nhân dân, đặc biệt là nhân dân khu 4 ai cũng biết cụ Ngô Thị Khương nuôi đứa cháu mồ côi không khác gì con đẻ và còn hơn thế nữa. Sinh thời, trong nỗi khó khăn thay cả bố mẹ cháu nuôi cháu ăn học, vì xót xa, day dứt, tiếc thương mà cụ đờ đẫn, còm cõi cả người.
 

'Sân gần hơn ngõ'

Qua tìm hiểu chính sách vinh danh “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”, ông Phạm Văn Lũy đã nhiều lần làm đơn đề nghị các cơ quan chức năng, Bộ LĐ-TB&XH nghiên cứu, xem xét trường hợp của gia đình ông để truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cho cụ Ngô Thị Khương.

14-39-55_20170521_165222
14-39-55_18698362_1859288514322941_819243724930082156_n
Bằng “Tổ quốc ghi công” 2 cha con liệt sĩ Phạm Văn Tự và Phạm Văn Biên

Ông Lũy lau nước mắt tâm sự: “Được như vậy, vong linh mẹ tôi, anh tôi, cháu tôi phần nào được an ủi thỏa nguyện mà cũng là thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà nước đã đề ra trong việc đền ơn, đáp nghĩa đối với những người có công với Tổ quốc, với nhân dân”. Nhưng cho đến nay, đề nghị của ông vẫn chưa được các cơ quan chức năng chấp nhận.

Trước hoàn cảnh này, chúng tôi không khỏi băn khoăn khi đọc lại tài liệu về quy định của danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”. Tại điều 2 khoản 1 Nghị định số 56/2013/NĐ- CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” có 5 điểm trong đó điểm đ ghi: chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sĩ. Người con là liệt sĩ là người được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng “Tổ quốc ghi công” bao gồm con đẻ, con nuôi theo quy định pháp luật.

Hiện nay, chưa có quy định xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” đối với bà mẹ có 1 con liệt sĩ và 1 cháu liệt sĩ. Nhưng ở trường hợp này, nhân dân địa phương nêu tâm tư thắc mắc: Con nuôi là con người ngoài được gia đình nhận nuôi, về mặt huyết thống thì không thể nào bằng cháu do gia đình trực tiếp nuôi, cũng như nhận nuôi.

Theo tâm tư tình cảm nhân dân ta “sân gần hơn ngõ” thì con nuôi vẫn không thể bằng cháu nội. Ở đây liệt sĩ Phạm Văn Biên lại là cháu đích tôn của cụ Ngô Thị Khương. Con nuôi là liệt sĩ được trao Bằng “Tổ quốc ghi công” và cháu nội là liệt sĩ được trao Bằng “Tổ quốc ghi công” - ở đây là cháu nội duy nhất - thì cũng cần phải đặt ngang hàng như nhau.

Thiết nghĩ, cụ Ngô Thị Khương đã có con đẻ là liệt sĩ lại nuôi cả cháu đích tôn là con liệt sĩ, thì cũng có thể được nhận danh hiệu cao quý “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”! Đây có thể là một trong nhiều trường hợp tương tự giúp Nhà nước bổ sung, hoàn chỉnh, quan tâm và vinh danh Người có công.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm