| Hotline: 0983.970.780

Cty TNHH MTV Nam Nung nợ như 'chúa Chổm', vì sao nên nỗi?

Thứ Tư 26/07/2017 , 08:05 (GMT+7)

Để tìm hiểu vì sao Cty TNHH MTV Nam Nung nợ đầm đìa, mất khả năng chi trả, chúng tôi đã làm việc với ông Hà Hữu Thanh, GĐ Cty TNHH MTV Nam Nung.

09-56-23_1
Ông Hà Hữu Thanh, GĐ Cty TNHH MTV Nam Nung

Trước khi trả lời các câu hỏi của PV NNVN, ông Thanh cho biết, ông được UBND tỉnh Đăk Nông bổ nhiệm làm GĐ Cty thay ông Phạm Đức Thắng đã đình chỉ chức vụ từ cuối tháng 3/2017. Vì vậy việc Cty nợ nần là có từ trước. Tuy nhiên trước đấy, ông Thanh giữ chức PGĐ Cty nên phần nào cũng hiểu rõ vụ việc.

Theo ông Thanh, nguyên nhân chính là do giá mủ cao su xuống thấp nên nhiều năm  liền Cty thua lỗ nặng, cộng với việc đầu tư nhiều dự án dàn trải, không hiệu quả.

Cụ thể, Cty đầu tư 2 dự án trồng cao su với diện tích 540ha và dự án tiểu khu 1290 với 285ha, tổng số tiền 32 tỷ đồng trong giai đoạn 2007 - 2008. Các dự án lúc đầu được ngân hàng cho vay vốn, sau 3 năm ngân hàng dừng cho vay khiến việc đầu tư lỡ dở. Trong khi đó vườn cao su kết thúc giai đoạn kiến thiết cơ bản chuyển sang giai đoạn chăm sóc, nhưng do vốn liếng cạn kiệt, nên Cty đã liều lĩnh lấy tiền lương và BHXH của người lao động đắp vào.

“Mặc dù biết rằng việc lấy lương và BHXH của người lao động để đầu tư là không đúng luật nhưng vì hết cách nên Cty buộc phải làm vậy”, ông Thanh chia sẻ.

Bên cạnh đó, thua lỗ còn liên quan đến dự án cao su 500ha ở tiểu khu 1289 trong giai đoạn 2011 - 2012 đã xảy ra tranh chấp với 93 hộ dân thôn Đăk Pri, xã Đâm N’ Dri, huyện Krông Nô, nên Cty không thu được sản phẩm trong thời gian dài trong khi đã quẳng ra không ít tiền.

Chưa hết, trước đó dự án trồng xoan giai đoạn 2004 - 2006 với diện tích 600ha, Cty cũng vay ngân hang khoảng 9 tỷ đồng, nhưng sau 3 năm không mang lại hiệu quả do thiếu vốn chăm sóc.

Còn về giá cao su, ông Thanh giải thích thêm: “Giá mủ cao su đông khô từ cuối năm 2013 và năm 2014 ở mức rất thấp, chỉ còn 7.000 - 10.000 đồng/kg, nên Cty chi nhiều hơn thu. Mặt khác, Cty có 1.100ha cao su, nhưng nhiều diện tích chưa đưa vào khai thác mà vẫn phải chăm sóc thường xuyên nên nợ nần dồn lại”.

Như NNVN đề cập, đến 30/6/2017, Cty này không có tiền thanh toán lương cho CBCNV ít nhất đã 30 tháng với hơn 14 tỷ đồng. CBCNV làm việc uể oải nhưng nghỉ cũng không xong, bởi họ vẫn nuôi hy vọng được Cty trả nợ lương, trong khi Cty đã mất khả năng chi trả.

09-56-23_2
Giá cao su xuống thấp và đầu tư các dự án không suôn sẻ khiến Cty nợ như “chúa Chổm”

Vậy khoản nợ to như trái núi sẽ được Cty xử lý bằng cách nào? Tôi hỏi. Ông Thanh cho biết, hi vọng là sớm triển khai cổ phần hóa Cty. Mặc dù về luật để cổ phần hóa được, Cty phải giải quyết dứt điểm các khoản nợ. Tuy nhiên do Cty mất khả năng trả nợ nên đã báo cáo UBND tỉnh Đăk Nông phương án khấu trừ nợ khi ra mắt Cty mới. Và sau khi hoạt động theo mô hình cổ phần hóa, Cty mới có trách nhiệm lên kế hoạch, lộ trình trả nợ.

“Việc cổ phần hóa Cty đã được bên tư vấn hoàn thành hồ sơ. Mới đây Cty đã trình cấp trên và chờ UBND tỉnh thẩm định. Việc cổ phần hóa cũng được tỉnh chỉ đạo Cty phải hoàn thành chậm nhất trước tháng 9 tới. Hiện đã có 1 đơn vị đăng ký làm cổ đông chiến lược, và sau này khi đấu thầu họ sẽ mua cổ phần. Được biết, đơn vị này cũng đã có văn bản gửi cho tỉnh hứa sau khi sở hữu Cty họ sẽ trả các khoản nợ”, ông Thanh chia sẻ.

Được biết, Cty đang được giao quản lý khoảng 3.500ha đất, trong đó có 1.100ha cao su đã khai thác, năng suất mủ dao động từ 1,1 - 1,2 tấn/ha/năm, có lô đạt 1,5 - 1,7 tấn/ha/năm.

Trước đó, cuối tháng 4/2017, nhiều báo chí đưa tin Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đăk Nông đã quyết định kiểm tra dấu hiệu vi phạm một số vụ việc đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Cty TNHH MTV Nam Nung và ông Phạm Đức Thắng, Chủ tịch kiêm GĐ Cty.

Theo đó, việc kiểm tra tập trung vào các sai phạm, vi phạm trong lãnh đạo, chỉ đạo lộ trình cổ phần hóa Cty và việc giải quyết một số chính sách đối với người lao động. Ông Thắng là người chịu trách nhiệm chính trong việc chậm trễ triển khai lộ trình cổ phần hóa; chậm khắc phục các khuyết điểm trong thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; để xảy ra tình trạng nợ đọng thuế, tiền lương và các chế độ bảo hiểm của CBCNV Cty.

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm