| Hotline: 0983.970.780

Đã xây dựng công trình phải tính đến tuổi thọ

Thứ Sáu 25/11/2011 , 10:20 (GMT+7)

Một số chuyên gia đã không đồng tình với trả lời của bộ trưởng Đinh La Thăng rằng không thể dự báo tuổi thọ công trình...

Bộ trưởng Đinh La Thăng
Trả lời chất vấn trước Quốc hội về chất lượng công trình giao thông, Bộ trưởng Bộ GT-VT Đinh La Thăng cho rằng, không thể dự báo tuổi thọ công trình ( NNVN số 24/11). Tuy nhiên, một số chuyên gia đã không đồng tình.

>> Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng: Không thể dự báo tuổi thọ công trình

TS Vũ Xuân Hòa, GĐ Cty CP Tư vấn xây dựng Bách Khoa (ĐHBK TPHCM): Tuổi thọ là đặc tính quan trọng của bất cứ công trình nào

Tuổi thọ là yếu tố đầu vào của bất cứ một công trình giao thông nào, và được đặt ra cho các nhà thiết kế. Nó là đặc tính quan trọng của công trình giao thông nói riêng và công trình xây dựng nói chung. Vì thế, khi xây dựng bất cứ một công trình giao thông nào, người ta cũng phải tính tới tuổi thọ của công trình đó. Theo đó, những công trình được coi là vĩnh cửu thì phải tính tuổi thọ của công trình tối thiểu là 100 năm trở lên.

 Tôi nói tối thiểu là vì ở châu Âu, có những công trình đã tồn tại tới ba, bốn trăm năm. Còn những công trình hay hạng mục không thuộc dạng vĩnh cửu thì cũng phải có tính toán tuổi thọ cụ thể. Chẳng hạn, một con đường giao thông, phần nền đường được coi là vĩnh cửu, còn phần mặt đường sẽ có tuổi thọ ngắn hơn, tùy theo mặt đường đó là bê tông xi măng hay bê tông nhựa. Nhưng dù là loại mặt đường nào thì trong thiết kế, cũng phải tính ra được tuổi thọ tối thiểu của nó là bao nhiêu năm.

Việc tính toán tuổi thọ của một công trình giao thông là yêu cầu bắt buộc và hoàn toàn có thể thực hiện được. Riêng những công trình bị hư hỏng, thì việc tính phần thời gian còn có thể sử dụng sẽ khó hơn, nhưng cũng có thể tính được. 

Nhà báo Nguyễn Trọng Đạt, cựu PV báo Nhân Dân: Nói không thể dự báo tuổi thọ là rất nguy hiểm

Bộ trưởng Đinh La thăng nói rằng không thể dự báo được tuổi thọ công trình. Nói vậy là rất nguy hiểm, vì các nhà thầu có thể vin vào đó để làm ẩu, làm bậy. Trước khi xây dựng công trình, người ta phải tính toán đầy đủ các yếu tố về địa chất, khí hậu, vật liệu … Từ đó, phải tính được tuổi thọ của công trình là bao nhiêu năm.

Xa lộ Đại Hàn (đoạn quốc lộ 1A từ ngã ba Thủ Đức đến ngã ba An Lạc, quận Bình Tân, đi qua địa phận TPHCM và tỉnh Bình Dương) dài 43,1 km được công binh Hàn Quốc xây dựng giúp chính quyền Sài Gòn từ năm 1969-1970, đến nay vẫn còn rất tốt. Hay đường Xuân Mai ở Hà Nội do Cuba làm giúp, đến nay chúng ta vẫn sử dụng ngon lành. Ngoài yếu tố kỹ thuật, chắc chắn người Hàn Quốc và người Cuba đã phải tính toán kỹ lưỡng tuổi thọ cho những con đường đó.

Từ lâu, khoa học xây dựng đã hoàn toàn có thể tính toán được tuổi thọ của bất cứ công trình nào. Những ngôi nhà, biệt thự do người Pháp xây dựng ở Hà Nội, Sài Gòn …, từ thời họ còn đô hộ nước ta, cách đây trên dưới 100 năm, họ đều tính toán tuổi thọ công trình rất cụ thể. Bằng chứng là đến nay, dù những người thiết kế, thi công các tòa nhà, biệt thự đó đều đã chết từ lâu, nhưng người Pháp vẫn có trách nhiệm thông báo thời gian hết hạn sử dụng công trình nào đó cho phía Việt Nam (thông báo khi thời gian sử dụng chỉ còn 3 năm).

Tôi cho rằng Bộ trưởng Đinh La Thăng mới về làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nên có những vấn đề ông chưa nắm hết được hay còn bỡ ngỡ. Thế nhưng Bộ trưởng nói rằng không dự báo được tuổi thọ công trình là không được. Bởi khi làm bên ngành dầu khí, ông Thăng chắc cũng đã phải biết rằng khi lắp đặt bất cứ một giàn khoan nào, người ta cũng phải tính toán được tuổi thọ của giàn khoan đó. Nếu không tính được tuổi thọ giàn khoan, ai dám đưa kỹ sư, công nhân ra ngoài đó?

Nói tóm lại, bất cứ một công trình xây dựng nào, dù là giao thông, công nghiệp hay dân dụng, người ta đều phải tính toán tuổi thọ công trình. Ở nước ta, việc tính toán tuổi thọ công trình nhiều khi chưa được công khai, minh bạch. Trong khi đó, các nhà quản lý lại chưa mấy quan tâm tới vấn đề này.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm