| Hotline: 0983.970.780

Dân phẫn nộ nhà máy thuộc da gây ô nhiễm, chính quyền vẫn làm ngơ?

Thứ Tư 26/10/2016 , 13:15 (GMT+7)

Ông Hoàng Văn Hậu, trưởng thôn Nà Lòong, đa phần người dân xã Tân Mỹ đều sinh sống dọc con suối Khuổi Luông. Họ xem con suối này như dòng suối mẹ hàng ngày cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, từ ngày có nhà máy thuộc da thì không người dân nào dám dùng nguồn nước từ con suối.


Nhà máy thuộc da nằm chạy dọc quốc lộ 4A gần 1 km, phía dưới là suối Khuổi Luông
 

Gần 10 năm qua, người dân xã Tân Mỹ (Văn Lãng, Lạng Sơn) phải “sống chung” với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do nguồn thải từ khu chế biến thuộc da của Cty Thương mại sản xuất da Nguyên Hồng. Mặc cho người dân bức xúc, chính quyền vẫn làm ngơ?
 

Dân bức xúc

Nhà máy chế biến thuộc da nằm dọc QL 4A với chiều dài gần 1km, phía dưới là dòng suối Khuổi Luông thuộc thôn Nà Lòong, xã Tân Mỹ. Có dịp qua đây mới thấu hiểu nỗi khổ của người dân khi phải sống chung với ô nhiễm nguồn nước, không khí. Một mùi ô nhiễm khủng khiếp như mùi thối từ xác động vật chết bị “ngâm” lâu ngày xộc thẳng vào mũi.

Theo ông Hoàng Viết Hưng, một người dân ở xã Tân Mỹ thì nguyên nhân ô nhiễm là do Công ty Nguyên Hồng sử dụng “công nghệ Tàu” để sản xuất da khiến cả vùng chịu mùi hôi thối. Khu nhà máy này được xây tường rào bao bọc cao đến 2m và cổng ra vào luôn đóng im ỉm nên người dân không thể tiếp cận.

Trước đây, họ nhập các loại da trâu, da bò từ Trung Quốc để sản xuất thuộc da rồi xuất ngược lại. Nay họ còn nhập cả da lợn sề về thuộc da nên mùi hôi thối, ô nhiễm càng nặng hơn. Người dân trong xã kêu cứu nhiều lần nhưng vẫn không được giải quyết.

Ông Hoàng Văn Hậu, trưởng thôn Nà Lòong cho biết thêm, trước sự phản ứng gay gắt của người dân, nhà máy này mới cho xây mấy cái bể lọc. Tuy nhiên, các bể lọc chỉ chứa được số lượng chất thải nhất định nên khi có trời mưa to, họ sẽ lợi dụng để xả thải ra suối.

Bức xúc vì môi trường sống ô nhiễm, nguồn nước sinh hoạt bị bức hại, người dân xã Tân Mỹ đã nhiều lần viết đơn gửi lên chính quyền và kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn chưa được giải quyết, người dân địa phương vẫn phải “sống chung” với ô nhiễm trầm trọng.

Từ khi bị xả thải, suối Khuổi Luông bị biến thành dòng suối “chết”, ngày trước, cá dưới suối nhiều vô kể nhưng nay không còn nữa. Vịt, ngan của người dân thả dưới suối cũng bị chết nên không ai dám thả rông quanh khu vực nhà máy và dòng suối.

Phụ nữ ở đây có truyền thống đeo vòng bạc nhưng dính nước suối là bị hoen ố chứ không còn trắng muốt. Khổ hơn nữa là khi dọn mâm cơm ra, mùi xú uế ám luôn vào thức ăn, ông Hậu nói.
 

Chính quyền thờ ơ

Tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động xả thải của nhà máy thuộc da Nguyên Hồng khiến người dân địa phương bức xúc là thực tế nhức nhối nhiều năm nay.

Tuy nhiên, khi trao đổi với PV, ông Hoàng Thế Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ cho biết, nhà máy thuộc da này thành lập khoảng 10 năm nay do tỉnh quản lý. Xã không thấy người dân nào lên phản ánh, chưa thấy vi phạm gì cả. Tỉnh cũng có các đoàn về kiểm tra nhưng chưa có báo cáo cụ thể về việc xả thải của nhà máy.

Trong khi đó, bà Lý Thị Thương, cán bộ địa chính xã Tân Mỹ cho biết, mới đây (ngày 5/10), bà có tham gia đoàn kiểm tra của tỉnh đến khu nhà máy thuộc da Nguyên Hồng nhưng chỉ kiểm tra ở khu vực văn phòng, không trực tiếp vào khu sản xuất.

12-24-04_mot-don-suoi-khuoi-luong-bi-o-nhiem-nh-2
Một đoạn suối Khuổi Luông bị ô nhiễm
 

Theo ông Nguyễn Đình Duyệt, PGĐ Sở TN- MT Lạng Sơn, sản xuất da phải có mùi, nhưng mùi ấy có độc hại không thì các báo cáo quan trắc và kiểm tra đã khẳng định. Về số liệu cụ thể, ông Duyệt hẹn PV dịp gần nhất vì ông đang đi công tác ở Hải Phòng.

Cũng như gia đình ông Hoàng Văn Hậu, trưởng thôn Nà Lòong, đa phần người dân xã Tân Mỹ đều sinh sống dọc con suối Khuổi Luông. Họ xem con suối này như dòng suối mẹ hàng ngày cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, từ ngày có nhà máy thuộc da thì không người dân nào dám dùng nguồn nước từ con suối.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.