| Hotline: 0983.970.780

Giống ngô nếp lai ADI 600 bị làm nhái trắng trợn

Thứ Sáu 29/07/2016 , 09:25 (GMT+7)

Thời gian gần đây, thị trường một số tỉnh ĐBSCL, đặc biệt là khu vực giáp biên giới Việt Nam - Campuchia xuất hiện một giống ngô (bắp) lai F1 có tên “IDA 600”.

13-52-37_nh-1
Giống ngô nếp lai IDA 600 (bên trái) có bao bì nhang nhác giống nếp lai ADI 600 của Cty ADI

 

Điều kỳ lạ là hình thức bao bì và thông tin quảng cáo của giống ngô này gần như không có sự khác biệt so với giống ngô lai F1 ADI 600 (thuộc quyền sở hữu của Công ty CP Đầu tư Thương mại và Phát triển nông nghiệp - ADI).

Bao bì như “anh em sinh đôi”

Cuối tháng 4/2016, ông Phan Kiến Oai (chủ một công ty cung ứng giống cây trồng uy tín ở xã Đa Phước, huyện An Phú, An Giang) bất ngờ khi phát hiện một số cơ sở trên địa bàn huyện An Phú bán giống ngô lai F1 có tên IDA 600 với hình thức bao bì gần như không khác gì giống bắp ADI 600 mà công ty mình đang chuyển giao vào sản xuất.

Mới đầu, ông Oai lầm tưởng đó là một sản phẩm mới của Công ty ADI. Thế nhưng, tìm mỏi mắt cũng không thấy địa chỉ nhà sản xuất in trên bao bì gói ngô giống IDA 600 (trọng lượng 500g).

Nghi ngờ có dấu hiệu làm giả, làm nhái, ông Oai lật ra mặt trước của sản phẩm thì thấy, logo của nhà sản xuất in hình con đại bàng sải cánh cắp quả địa cầu, xung quanh ghi dòng chữ “Phnom Penh Pestside” (viết tắt là PPP).

Trong khi đó, logo của Công ty ADI có biểu tượng một cái cây có 4 lá nằm trong hình một giọt nước, xung quanh là hình bông lúa uốn cong.

Kỳ lạ hơn, thông tin về sản phẩm của giống ngô ADI 600 và giống IDA 600 hệt như hai giọt nước (chỉ khác nhau ở tên chủ sở hữu giống), từ đặc tính nông học, thời vụ gieo trồng, cách bón phân, phòng trừ sâu bệnh và bảo quản. Thậm chí, có nhiều đoạn văn bản giống nhau từ dấu chấm, dấu phẩy đến cách xuống dòng.

Theo ông Oai, giống ngô lai F1 ADI 600 có chất lượng tốt, thơm ngon, dẻo và năng suất cao vượt trội và đã khẳng định được chất lượng và thương hiệu tại một số tỉnh ĐBSCL, được nhiều nông dân sử dụng. Giá hạt ngô giống ADI 600 chính hãng (do Cty ADI cung ứng) khoảng 260.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, giá ngô giống IDA 600 của một đơn vị cung ứng tự xưng là “PPP” không rõ địa chỉ sản xuất, được đại lý bán cho người tiêu dùng 220.000 đồng/kg. Như vậy, mức chênh lệch giá lên tới 40.000 đồng/kg.

Dựa vào những dữ liệu trên, ông Oai khẳng định: “Giống bắp lai F1 IDA 600 chắc chắn là sản phẩm nhái giống bắp lai F1 ADI 600”. Ngay khi phát hiện, ông đã thông báo cho nhà sản xuất giống và Chi cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang để thanh kiểm tra và xử lý.

13-52-37_nh-2
Hạt giống nếp lai IDA 600 (bên trái) có kiểu hình đặc trưng của hạt ngô thương phẩm. Trong khi hạt giống ngô nếp lai ADI 600 (bên phải) có kiểu hình đặc trưng của hạt giống ngô lai F1

 

PV NNVN đã liên hệ với ông Nguyễn Hoàng Vân, Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT An Giang để kiểm chứng thông tin trên. Ông Vân cho biết, hiện Chi cục đã ghi nhận hồ sơ phản ánh của ông Phan Kiến Oai và giao nhiệm vụ cho Đội Cơ động số 2 (phụ trách khu vực huyện An Phú) để thanh kiểm tra và xử lý nếu có hiện tượng làm giả giống ngô nếp lai F1 ADI 600.

Nghi vấn biến ngô thương phẩm thành ngô giống

Dưới sự chứng kiến của ông Phạm Quang Tuân, Phó trưởng phòng Nghiên cứu và Phát triển công nghệ Cây trồng (Viện Nghiên cứu Phát triển cây trồng - Học viện Nông nghiệp VN), đại diện Công ty ADI đã bóc bao bì để so sánh hạt bắp giống lai F1 IDA 600 và lai F1 ADI 600.

Kết quả, chỉ cần nhìn bằng mắt thường đã thấy sự khác biệt “một trời một vực”. Hạt bắp giống IDA 600 (sản phẩm nhái) có kiểu hình dẹt; đỉnh hạt bị lõm, sâu cay giống như hình răng ngựa; trọng lượng khoảng 250 hạt/100g. Trong khi đó, hạt bắp lai F1 ADI 600 có dạng hình tròn, đỉnh hạt phẳng, trọng lượng khoảng 267 hạt/100g.

Ông Tuân phân tích: Hạt bắp giống IDA 600 mang đặc trưng của hạt ngô thương phẩm (hạt ngô thịt). Bởi, hạt lai F1 có kiểu hình dạng tròn và không có chuyện đỉnh hạt bị lõm, sâu cay như hình răng ngựa. Nếu “ruột” gói ngô giống IDA 600 là hạt ngô thương phẩm thì chắc chắn khi gieo trồng sẽ bị phân ly, năng suất sụt giảm mạnh so với giống F1.

“Nếu những đơn vị làm ăn gian dối lấy hạt ngô (bắp) thương phẩm (giá khoảng 6.000 đồng/kg) rồi đóng vào bao bì làm nhái để “hô biến” thành giống ngô lai F1, bán hơn 200.000 đồng/kg, thì chỉ cần bán trót lọt khoảng 1 tấn ngô nhái, chủ hàng có thể đút túi khoảng 200 triệu đồng lợi nhuận. Mức lời chẳng khác nào buôn ma túy”, ông Lê Thanh Hải - GĐ Công ty ADI nói.

Sau khi đối chiếu bao bì cũng như hạt giống của hai giống ngô lai F1 IDA 600 và ADI 600, ông Nguyễn Tiên Phong - PGĐ Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia (Cục Trồng trọt), khẳng định, Trung tâm chưa bao giờ tiếp nhận, khảo kiểm nghiệm cho giống ngô nào có tên IDA 600 và đề xuất Cục Trồng trọt công nhận sản xuất thử.

Bởi vậy, chắc chắn là không có giống ngô nào có tên IDA 600 được phép lưu hành trên thị trường, có nghĩa đó là hàng nhái. Chỉ có giống ngô ADI 600 là được phép công nhận sản xuất thử.

Theo ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra chuyên chuyên ngành (Thanh tra Bộ NN-PTNT), một sản phẩm nhái theo hàng thật và trên bao bì hàng hóa không ghi hoặc ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng đó thì được coi là hàng giả.

Theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về “xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa có thể bị xử phạt hành chính tới 30 - 45 triệu đồng.

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm