| Hotline: 0983.970.780

Khó chịu với nạn đeo bám khách du lịch

Thứ Năm 05/05/2016 , 13:09 (GMT+7)

Đi tới địa điểm di tích, danh thắng nào tôi cũng bắt gặp rất nhiều những người "hành nghề" ăn xin đeo bám khách du lịch, rồi người bán quà lưu niệm, đồ ăn uống, đánh giày...

Đến với Huế trước hôm diễn ra lễ khai mạc Festival lần thứ 9 năm 2016 vài ngày, tôi được chứng kiến du khách bốn phương nườm nượp đổ về đất cố đô.

Đã mấy năm không trở lại Huế, nên buổi sáng vừa tới, sau mấy tiếng dạo quanh Đại Nội, buổi chiều tôi cùng vài người bạn lên thuyền ngược về phía tả ngạn sông Hương để thăm chùa Thiên Mụ, lăng tẩm của các vua triều Nguyễn.

Đi tới địa điểm di tích, danh thắng nào tôi cũng bắt gặp rất nhiều những người "hành nghề" ăn xin đeo bám khách du lịch, rồi người bán quà lưu niệm, đồ ăn uống, đánh giày...

Từ các bến thuyền dẫn tới bên trong các khu di tích, khách đều bị "đội quân" này đeo bám nhằng nhẵng, khó mà dứt ra được. Chúng tôi vừa cập thuyền gần bậc tam cấp để lên chùa Thiên Mụ đã có tới cả chục người già, trẻ chạy xuống mời chào mua cái này, mua cái kia.

Có mấy đứa trẻ con kéo tay, níu áo mời mua kẹo mè xửng, vốn là đặc sản của Huế. Người Việt Nam thực ra đã quá quen với cảnh chèo kéo, đeo bám nên tôi thấy bình thường, chứ mấy đoàn khách nước ngoài họ khó chịu ra mặt vì chuyến thăm quan liên tục bị gián đoạn bởi những lời chào mời.

Tại lăng Gia Long, Minh Mạng, Khải Định..., đội quân đeo bám có ít hơn ở chùa Thiên Mụ, hay bến thuyền Tòa Khâm, nhưng mỗi nơi vẫn có tới mấy chục người "hành nghề".

23-25-36_deo-bm-nhung-nhng-lm-phien-long-du-khch
Đội quân bán hàng rong đeo bám làm phiền du khách

Nghĩ là chuẩn bị có Festival nên mới có chuyện này, nhưng khi hỏi một cụ bà bán nước phía ngoài cổng lăng Minh Mạng, tôi được biết ngày bình thường những người làm ăn buôn bán sống "trên lưng" khách du lịch vẫn nhiều, họa chăng nó chỉ ít hơn chút xíu so với dịp Festival này mà thôi!

Đeo bám khách du lịch, từ lâu vẫn biết là một vấn nạn chung ở rất nhiều địa điểm du lịch trên cả nước. Tuy nhiên, đã có không ít địa phương như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Lào Cai, Hải Phòng, Đà Nẵng... đã "dẹp" xong tình trạng này.

Muốn Huế là một thành phố Festival hoàn hảo, để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách, thì ngoài những điều khúc mắc cần hoàn thiện khác, chính quyền thành phố cũng cần mạnh tay với đội quân đeo bám...

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm