| Hotline: 0983.970.780

Khu neo đậu tàu thuyền Quảng Bình tắc như... nội đô thành phố lớn

Thứ Ba 08/08/2017 , 13:15 (GMT+7)

Ông Lê Văn Lợi - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Bình cho hay: “Hiện tỉnh có 3 khu neo đậu (KNĐ) tránh trú bão cho tàu thuyền với tổng cộng sức chứa gần 1.000 tàu có công suất dưới 300 CV. 

14-42-27_nnvn__1
Ngư dân neo tàu ở KNĐ Cửa Thôn

Nhưng toàn tỉnh hiện có gần 2.000 tàu thuyền có công suất từ 30 CV trở lên, trong đó có trên 1.000 tàu có công suất trên 300 CV. Vì vậy, Quảng Bình đã quá tải KNĐ. Cứ mỗi lần báo bão là ngư dân trong tỉnh lại cuống lên lo lắng vì tìm nơi tránh trú cho tàu bè…”.
 

Tắc tàu như… tắc ô tô

Trước bão số 4, chúng tôi đã cùng đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đi kiểm tra các KNĐ, nơi tập kết của tàu thuyền tránh bão. Tại KNĐ Sông Gianh (xã Bắc Trạch - huyện Bố Trạch) san sát tàu lớn, tàu nhỏ chen vai sát cánh. Ngay sát sân bê tông là hai chiếc tàu gỗ có công suất gần 1.000 CV được bố trí cặp mạn. Kế tiếp là tàu được xếp lối cạnh nhau như xếp cá trong chậu ướp muối.

Ông Nguyễn Đăng Thảo - Giám đốc KNĐ nhìn ra phía âu thuyền không còn chỗ trống rồi lo lắng: “Hiện KNĐ đã xếp gần 400 tàu vào rồi. Trong đó có khoảng 140 tàu có công suất từ 300 - 1.000 CV. Như vậy là đã quá tải lớn rồi. Nếu tàu ngư dân tiếp tục vào thì chúng tôi cũng không thể tiếp nhận được”. Cũng theo ông Thảo, vì KNĐ quá tải nên buộc phải xếp tàu chật cứng như vậy. Ngư dân Trương Lộng (Quảng Bình) bước từ tàu này qua tàu khác thăm hỏi tình hình rồi quay về tàu mình, nhìn cảnh tượng tàu san sát, lo lắng: “Nếu có gió lớn thì tàu bè chen như nêm vậy va đập cũng nguy hiểm lắm”.

14-42-27_nnvn__2
Tàu lớn san sát tránh bão ở KNĐ Sông Gianh

Phía bắc của tỉnh, có KNĐ Roòn (xã Quảng Phú - huyện Quảng Trạch) được đưa vào sử dụng cả năm nay. KNĐ này có công suất cho 280 tàu dưới 300 CV. Tuy nhiên, mặt nước của KNĐ cũng không còn chỗ trống.

Ông Thảo cho hay: “Anh em đã cố gắng xếp vào đây trên 300 tàu rồi. Thêm nữa cũng không có đường quay trở và tàu cứ kẹt cứng với nhau”.

Tại KNĐ Cửa Thôn (Bảo Ninh - TP Đồng Hới), dù mới được đưa vào sử dụng trong năm nay nhưng cũng đã quá tải. KNĐ này chứa được 270 tàu từ 300 CV trở xuống. Với công suất này, KNĐ vừa đủ chứa cho đội tàu biển của xã Bảo Ninh là hết. Còn lại đội tàu hàng trăm chiếc của ngư dân xã Quang Phú, phường Hải Thành (TP Đồng Hới) đành phải tốc lực ngược dòng Nhật Lệ lên neo tránh ở vùng Chợ Gộ (huyện Quảng Ninh), chờ ngày bão lũ tan mới quay về.

Ngư dân Nguyễn Văn Tứ (xã Quảng Phúc) chủ tàu 900 CV, bộc bạch: “Vì chật chỗ nên tàu vào KNĐ Sông Gianh phải xếp san sát nhau. Mũi, lái để cách nhau không được mấy gang tay. Vào neo cũng đã khó. Khi tan bão, cho tàu ra còn khó hơn. Quay tới, de lui, mắc kẹt lấy nhau. Có khi cả ngày mới de được tàu ra khỏi âu. Những lúc đó, bà con hay gọi là kẹt tàu. Kẹt tàu trong KNĐ cứ như cảnh kẹt xe ô tô ở các thành phố lớn”.

14-42-27_nnvn__3
Quá tải KMĐ Roòn

Những năm gần đây, do lượng tàu tránh trú bão quá lớn nên ngư dân Quảng Bình còn có các vùng trốn bão “tự phát” khác. Đó là vịnh của Cảng Hòn La (huyện Quảng Trạch) và các điểm ở thượng nguồn sông Nhật Lệ (vùng Chợ Gộ) và vài điểm ở nơi khuất của các cồn nổi phía đầu nguồn sông Gianh thuộc các xã vùng nam huyện Quảng Trạch.

Tuy nhiên, vì không an toàn nên thiệt hại đã xảy ra làm điêu đứng nhiều gia đình. Tại khu vịnh cảng Hòn La, trong trận bão của cuối năm 2013 và cơn bão số 2 năm nay, gió to, sóng lớn đã nhấn chìm, đánh vỡ trên 60 tàu cá, tàu hàng… Tổn thất lên đến cả vài trăm tỷ đồng. Chính vì vậy, khi kiểm tra trước bão số 4 vừa qua, ông Nguyễn Hữu Hoài - Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo di chuyển và không cho bất cứ tàu bè nào vào tránh trú tại đây để tránh tổn thất.
 

Mong một KNĐ mới

Tình trạng quá tải các KNĐ ở Quảng Bình cũng đã làm ngư dân lo lắng. Qua hàng năm, lượng tàu lớn được đóng mới càng tăng thêm khiến việc tìm được nơi tránh trú bão cho tàu thuyền cũng là điều hết sức quan tâm của ngư dân.

14-42-27_nnvn__4
Tàu neo ở thường nguồn Sông Gianh tránh bão

Ngư dân Nguyễn Văn Tuấn (xã Hải Ninh - huyện Quảng Ninh) băn khoăn: “Tôi là người đầu tiên và duy nhất trong xã đầu tư đóng tàu lớn hàng chục tỷ đồng. Nhiều khi nghe tin bão, đưa tàu về chậm là hết chỗ trong KNĐ và đành chạy lên sông Nhật Lệ. Con tàu hàng chục tỷ neo bên sợ cũng sợ lắm. Vì vậy mong có thêm KNĐ mới cho ngư dân chúng tôi an tâm”.

Trao đổi với NNVN về vấn đề này, ông Lê Văn Lợi - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Bình cho biết ngành đã tham mưu cho tỉnh đề nghị Trung ương hỗ trợ xây dựng KNĐ vùng có tên Bắc Sông Gianh (tại xã Quảng Phúc –TX Ba Đồn). KNĐ vùng với sức chứa trên 1.000 tàu có công suất đến 1.000 CV sẽ đảm nhận tránh trú bão không chỉ cho tàu lớn của ngư dân trong tỉnh mà các tỉnh bạn. Với kinh phí khoảng 500-700 tỷ đồng đầu tư KNĐ thì vượt quá sức của tỉnh.

“Hiện nay, ngư dân tỉnh Quảng Bình rất chú trọng việc đầu tư đóng tàu mới có công suất lớn để vươn khơi, bám biển. Trung bình hằng năm, Quảng Bình có thêm 70-100 tàu công suất trên 900 CV đóng mới và đưa vào sử dụng. Chính vì vậy, nhu cầu có một KNĐ quy mô lớn là rất cấp bách” - ông Lê Văn Lợi .

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm