| Hotline: 0983.970.780

Một khu tập thể đang kêu cứu!

Thứ Tư 21/01/2015 , 06:35 (GMT+7)

Môi trường sống của các hộ dân khu tập thể Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng đã bị xáo trộn hoàn toàn sau khi Cty CP Xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà tự ý đưa máy xúc vào đập phá, tháo dỡ các căn hộ.

Từ đó làm hỏng không gian chung và biến một khu dân cư sạch sẽ ngăn nắp trở thành công trường ngổn ngang phế thải…

Bà Trương Thị Thảo, 78 tuổi, là cư dân của khu tập thể cho biết: Dự án cải tạo xây dựng lại khu tập thể X1 – 26 Liễu Giai do Công ty CP Xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà làm chủ đầu tư đã được TP.Hà Nội chấp thuận về mặt chủ trương.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này phía công ty vẫn chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý và cũng chưa tiến hành thỏa thuận xong với các hộ dân trong khu tập thể nên về mặt nguyên tắc thì công ty chưa được phép triển khai thực hiện dự án.

Tuy nhiên, sáng ngày 8/1/2015, công ty đã cho người mang máy xúc và nhiều máy móc khác đến khu tập thể để tiến hành đập phá, tháo dỡ các khu nhà vẫn có người đang sinh sống. Không đồng tình với hoạt động trái pháp luật của công ty, các hộ dân đã mời thành tra xây dựng phường Cống Vị đến để nắm bắt tình hình cụ thể và thanh tra xây dựng phường đã xác nhận việc công ty tự ý tổ chức tháo dỡ là trái với quy định pháp luật.

UBND phường Cống Vị đã lập biên bản yêu cầu dừng ngay việc đập phá, tháo dỡ khi chưa có giấy phép hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hiện vẫn còn 11 hộ dân đang sinh sống trong khu tập thể, phía công ty không được phép làm thay đổi kết cấu của tòa nhà gây mất an toàn, an ninh trong khu vực.

Đối với diện tích căn hộ đã thương thảo xong và đã bàn giao thì đơn vị có thể niêm phong nhưng chưa được tháo dỡ.

15-08-21_img_0576

Nhưng bất chấp yêu cầu của chính quyền địa phương, công ty vẫn huy động máy xúc đỗ đầy sân gây cản trở việc đi lại sinh hoạt của các cư dân sống trong khu tập thể. Ngày 10/1 việc phá dỡ lại được tiếp tục và nhân dân trong khu đã liên hệ với UBND phường để báo cáo tình hình, nhưng không có sự can thiệp nào.

Hậu quả là phía công ty đã làm sập hố ga của khu tập thể và hệ thống dây điện bị hạ xuống chắn ngang cổng ra vào gây nguy hiểm cho người đi lại.

Thêm nữa là vật liệu bị tháo dỡ ném tung tóe trong khu làm mất cảnh quan, ô nhiễm môi trường, tường chắn nối với cổng của khu cũng bị phá vỡ làm vô hiệu hóa cổng ra vào gây mất an ninh chung….

Các hộ dân khu tập thể X1 – 26 Liễu Giai đề nghị chính quyền các cấp khẩn trương có biện pháp ngăn chặn hoạt động tháo dỡ trái phép của Cty CP Xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà, trả lại môi trường sống cho khu dân cư.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm