| Hotline: 0983.970.780

Ngư dân Việt ở Mỹ: Lần thứ ba tay trắng

Thứ Năm 06/08/2015 , 06:15 (GMT+7)

Ngày 20/4/2010, vụ nổ giàn khoan dầu của hãng BP trên vịnh Mexico đã gây ra một thảm họa môi trường. BP đã phải bỏ ra nhiều tiền bồi thường cho những người bị ảnh hưởng./ Thăng trầm với nghề tôm

Nhưng đối với ngư dân gốc Việt, những người với vốn tiếng Anh hạn chế, hoàn tất các thủ tục giấy tờ bằng ngôn ngữ khác là điều gần như không thể.

Theo nhận xét của kênh truyền hình CNN, những mẫu đơn, mẫu tài liệu dài lê thê mà BP đưa tới các ngư dân, yêu cầu họ ký thậm chí vẫn rất khó hiểu đối với người dân bản địa.

Tai bay vạ gió

Ngư dân vẫn phải kiếm sống cho dù đã có lệnh “đóng cửa biển” tại một số khu vực. Một số ngư dân vẫn cho tàu ra khơi và đánh bắt ở những nơi không được phép và kết quả là các trát phạt đến từ lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ.

Đối với ngư dân gốc Việt ở vịnh Mexico, vụ tràn dầu và những gì xảy ra sau đó là cực kỳ phức tạp.

Rào cản ngôn ngữ, những hiểu lầm bắt nguồn từ khác biệt văn hóa và những ngờ vực thường trực, hậu quả của vài thập kỷ sống trong các biến cố khiến cuộc sống của nhiều ngư dân gốc Việt như rối tung.

Ngư dân gốc Việt gắn bó sâu rộng với công việc đánh bắt và kinh doanh hải sản. 1/3 ngư dân ở vịnh Mexico là người Việt, điều này khiến họ trở thành cộng đồng thiểu số có ảnh hưởng nhất trong khu vực.

Đức cha Vien Nguyen nói với CNN về những vụ xử án dân sự liên quan đến ngư dân Việt, những khó khăn mà họ phải đối mặt trên con đường đòi bồi thường.

Ngư dân Việt không tin luật sư, gọi họ là “những con cá mập”. Đám luật sư từ đâu xuất hiện, làm rối tung đầu óc họ với những lời hứa hẹn và những tập hồ sơ họ chẳng hiểu mô tê gì.

“Họ là những người năng động, kiêu hãnh, chịu khó làm ăn, tự lập với sinh kế của mình và giờ đây họ phải xếp hàng, ngửa tay xin bố thí”, đức cha nói. “Thật là một cú trời giáng”.

Vụ tràn dầu không chỉ ảnh hưởng đến ngư dân. 80% người Mỹ gốc Việt trong vùng làm trong ngành hải sản, bao gồm những ngư dân đánh bắt, nhân lực bóc vỏ hàu, đóng gói tôm, điều hành cửa hàng và quán ăn… cũng theo đó gặp khó.

Nhiều người trong số họ đã trải qua không chỉ một cuộc di cư. Gốc gác miền Bắc Việt Nam, họ vào Nam năm 1954 với hai bàn tay trắng. Để rồi lại tiếp tục ra đi khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ năm 1975.

Vì suốt ngày ngoài biển cả, họ chẳng cần học nhiều tiếng Anh. Con cái để ở nhà, đứa lớn trông đứa bé hoặc nhờ họ hàng coi sóc giúp.

Ngư dân gốc Việt tạo ra một cộng đồng tự chủ: cá đánh bắt ngoài biển, rau tự trồng trong vườn, thậm chí còn “tranh thủ” cả những vạt đất dọc theo các con đê biển. Nếp sống này cho thấy gốc gác nông dân của mỗi người trong số họ.

Bây giờ người ta vẫn thấy dân gốc Việt đội nón, lom khom chăm sóc rau trong vườn hoặc đi bộ trên các con phố có những cái tên hơi hướm Việt Nam như Saigon Drive.

Một ô tô hòm gắn thùng lạnh bán tôm tươi mà nay giá đã tăng lên, đậu trước một loạt các quầy hàng với những cái tên Việt như tiệm băng Tram Anh, vàng bạc Kim Tram hay tiệm thuốc Tien.

10 năm sau bão Katrina và 5 năm sau thảm họa tràn dầu, ngư dân gốc Việt vẫn chưa gượng dậy được. Đã có nhiều người trong số họ tính chuyện chuyển đổi công việc, bỏ nghề.

Cơn bão Katrina năm 2005 đánh dấu lần thứ ba trong đời, nhiều ngư dân gốc Việt trở lại với hai bàn tay trắng sau các biến cố 1954 và 1975.

Họa vô đơn chí

Và năm 2010, vụ tràn dầu xảy đến khi nhiều ngư dân Việt chưa kịp gượng dậy hoàn toàn sau bão Katrina.

Nhiều tổ chức do chính người Việt thành lập ở Louisiana và một số nơi khác để hỗ trợ ngư dân Việt và cả những người khác bị ảnh hưởng từ thảm họa.

Một tổ chức như vậy được hình thành ở Biloxi, Mississippi, bang kế cận Louisiana, khu vực có khoảng 5.000 người Việt sinh sống.

09-50-30_2
Ngư dân gốc Việt gặp khó sau bão Katrina và thảm họa tràn dầu (Ảnh: http://www.jonbowermaster.com)

Celina Tran, 36 tuổi, làm việc toàn thời gian. Cô theo mọi người tới nộp khiếu nại tại văn phòng của BP, gặp gỡ ngư dân thảo luận về những mối quan tâm của họ, gửi tài liệu đến các cơ quan tư pháp của bang nhằm buộc chính quyền bang Mississippi mở rộng hoạt động cứu trợ.

Sau một thời gian tham gia các hoạt động, Celina Tran cảm thấy lo ngại về tương lai của ngư dân gốc Việt. Cô đã chứng kiến nhiều gia đình ngày càng lún sâu vào các khoản nợ, khoản thế chấp khi mua nhà cửa và tàu bè.

Với một khoản vay 1 triệu USD, nhiều con tàu đánh cá ở Biloxi buộc người chủ phải chi trả 10- 15.000 USD/tháng. Với số tiền đền bù cùng lắm là 5.000USD/tháng mà BP trả cho các chủ tàu, rõ ràng là tương lai mờ mịt đang chực chờ.

Đó là chưa kể nhiều người ngoài vay mua tàu còn vay mua nhà, vay chi trả tiền học phí cho con cái và nhiều thứ khác.

“Kể từ bão Katrina, không còn trường học cho lũ trẻ, và chúng tôi phải chuyển về sống ở New Orleans,” ngư dân đánh tôm Houston Le, 40 tuổi, nói với tờ Christian Science Monitor.

“Nhưng dù nhà ở thành phố, tôi vẫn phải hằng ngày quay ra biển cho dù biển ô nhiễm, nhiều vùng bị cấm đánh bắt”.

Khi giá tôm bán sỉ giảm 1USD/kg mùa năm ngoái, Toan Nguyen và nhiều ngư dân đánh tôm đã đình công nhưng chẳng có mấy kết quả bởi tôm nhập khẩu giá rẻ từ châu Á đổ vào thay thế.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm