| Hotline: 0983.970.780

Những mật mã chưa giải: Bí ẩn "máy bay" thời Ai Cập cổ đại

Thứ Hai 27/02/2012 , 12:00 (GMT+7)

Chúng ta vẫn luôn tin rằng máy bay ra đời vào thế kỉ XX, do hai anh em nhà Wilbur Wright và Orville Wright phát minh. Thế nhưng có thực sự là tới khi đó loài người mới biết đến máy bay hay nó đã xuất hiện từ hàng nghìn năm trước mà con người hiện đại không hay biết?

Bí ẩn "máy bay" thời Ai Cập cổ đại

Chúng ta vẫn luôn tin rằng máy bay ra đời vào thế kỉ XX, do hai anh em nhà Wilbur Wright và Orville Wright phát minh. Thế nhưng có thực sự là tới khi đó loài người mới biết đến máy bay hay nó đã xuất hiện từ hàng nghìn năm trước mà con người hiện đại không hay biết?

Các bằng chứng được tìm thấy

Năm 1848, một đoàn khảo cổ đến Ai Cập để nghiên cứu nền văn minh nơi đây. Họ vô cùng bất ngờ khi khám phá ra những hình vẽ và ký hiệu lạ kỳ trên một đoạn dầm tại trần một ngôi đền cổ tại Abydos, một trong những thành phố cổ xưa nhất của vùng thượng Ai Cập, cách sông Nile khoảng 11km về phía tây.

Các nhà khảo cổ cẩn thận sao chép các ký hiệu này và chuyển chúng về nghiên cứu ở Châu Âu. Những hình vẽ bí ẩn làm dấy lên những cuộc tranh cãi kịch liệt giữa các nhà Ai Cập học trong việc giải thích chúng. Tuy nhiên, không một giải thích thỏa đáng nào được đưa ra. Những ký hiệu này dần bị rơi vào quên lãng.

Nửa thế kỷ sau, năm 1898, một đồ vật trông giống mô hình máy bay đã được tìm thấy trong một ngôi mộ ở Saqquara, Ai Cập. Đồ vật này được xác định đã có tuổi thọ hơn 2000 năm. Vào thời điểm đó, người ta vẫn chưa biết máy bay là gì, nên nó được gọi là “mô hình con chim gỗ” và được cất giữ trong tầng hầm của bảo tàng thủ đô Cairo.

Một bằng chứng nữa được đưa ra liên quan đến “Đế chế Rama” tồn tại ở miền Bắc Ấn và Pakistan từ thời cổ xưa. Theo những văn bản Ấn Độ cổ, Đế chế Rama có những thiết bị bay được gọi là “Vimana”. Những người Ấn Độ tiền sử đã viết toàn bộ chỉ dẫn về cách điều khiển nhiều loại Vimana, nhiều sách trong số đó vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Theo đó, các Vimana được cung cấp năng lượng bởi vài loại thiết bị phản trọng lực nên có thể cất cánh theo chiều thẳng đứng và bay lượn trong không trung.

Gần đây, tờ báo uy tín của A Rập “Al-Sharq Al-Awsat” đã đăng tải nhiều ảnh được chụp tại đền thờ thần Amon thuộc quần thể đền Karnak, phía đông sông Nile. Các bức ảnh chụp lại những hình chạm khắc có niên đại khoảng 3000 năm. Chúng rất giống với những hình chạm khắc tìm thấy tại Abydos. Đó là một máy bay trực thăng chiến đấu với một động cơ và một bộ đuôi, và gần đó là một thiết bị bay hiện đại.

Như vậy không phải một, mà có đến hai bộ hình chạm khắc được tìm thấy tại hai ngôi đền. Khó hiểu ở chỗ, đền Karnak nằm ở phía đông sông Nile với niên đại hơn 3500 năm. Trong khi đó, ngôi đền ở Abydos được xây dựng sau đó gần 300 năm phía bên kia sông .Điều này khiến các nhà khoa học bắt đầu bối rối: Tại sao có sự trùng hợp đến thế?

Trong khi đó, ở Nam Mỹ, các nhà nghiên cứu đã có trong tay 33 vật làm bằng vàng, dài khoảng 4 cm, được tìm thấy ở Colombia, Peru, Costa Rica và Venezuela, gọi là "máy bay vàng Colombia”. Những đồ vật này đều có niên đại muộn nhất là thế kỷ thứ nhất trước công nguyên (TCN).

Tuy hình dáng không giống nhau, nhưng chúng cùng có một đặc điểm, đó là tuân theo nguyên tắc của máy bay: các bộ phận ổn định theo phương nằm ngang và thẳng đứng. Nếu nhìn qua, có thể thấy chúng được tạo dáng gần như những lớp vảy bao phủ bên ngoài của một sinh vật nào đó.

Năm 1956, “máy bay vàng” được trưng bày tại triển lãm Pre-Columbia Gold ở New York, Hoa Kỳ. Các nhà thiết kế máy bay Mỹ đã bị thu hút bởi những đôi cánh hình tam giác cũng như phần đuôi lớn hướng theo phương thẳng đứng của các vật trưng bày. Và thật ngạc nhiên, họ phát hiện ra có một kiểu “máy bay vàng” có thể lướt đi với tốc độ siêu âm!

Giả thiết của các nhà khoa học

Để giải thích cho sự xuất hiện của các hình khắc cũng như mô hình đã được tìm thấy, rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra vô số quan điểm và giả thiết.

Alan F.Alford, một nhà Ai Cập học người Anh với nhiều công trình nghiên cứu và các bài thuyết giảng về nền văn minh Ai Cập, cho rằng: Trong thực tế, những hình ảnh đó mô phỏng những chú ong, và người Ai Cập chỉ đơn giản là đang vẽ lại nó mà thôi.

Theo ông, người Ai Cập cổ rất tôn kính ong vì đó là tên của Pharaoh Seti I (trị vì từ năm 1314 đến 1304 TCN), một trong những vị vua nổi tiếng nhất thời bấy giờ khi có công sáng lập ra triều đại thứ 19 - Đế chế mới, giai đoạn đỉnh cao về lực lượng quân sự Ai Cập.

Nhưng Richard C. Hoagland, chuyên gia UFO đến từ NASA (Cơ quan hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ) lại cho rằng người Ai Cập là hậu duệ của người sao Hỏa. Họ chọn Ai Cập vì vùng đất này có cảnh quan tương tự trên đó.

Tuy nhiên, nhà Ai Cập học Bruce Rowles lại có ý kiến hoàn toàn trái ngược. Theo ông, chưa có cuộc thám hiểm nào của người hành tinh khác tới trái đất. Những hình chạm khắc trên xuất hiện là vì các thầy tế Ai Cập có khả năng nhìn trước tương lai, do vậy họ thấy được hình ảnh những chiếc trực thăng sẽ xuất hiện trong thế giới văn minh.

Bí ẩn chưa có lời giải

Mặc dù đưa ra vô số giả thiết về sự xuất hiện của máy bay từ thời cổ xưa, các nhà Ai Cập học nói riêng và các nhà khoa học nói chung vẫn chưa thể đưa ra kết luận chắc chắn cho bí ẩn này. Nhiều cuộc tranh luận nổ ra và đều đi đến ngõ cụt.

Nếu thực sự các mô hình máy bay trong quá khứ là do người Sao Hỏa mang tới, thì tại sao trong các bức chạm khắc lại có sự xuất hiện của tàu ngầm, dù cho thực tế Sao Hỏa không hề có biển?

Nếu đó là mô hình của loài sinh vật nào đó, thì tại sao chúng khác hẳn với bất cứ sinh vật hóa thạch nào từng tồn tại trên Trái Đất?

Hay nếu thực sự người Ai Cập cổ đại có khả năng tạo ra các vật thể bay trong không gian, thì họ đã làm như thế nào, và tại sao chúng lại biến mất?

Tất cả vẫn là những câu hỏi mà người cổ đại đang thách thức thế giới văn minh.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kiên cố hóa kênh mương để phát huy hệ thống thủy lợi

Nếu kênh mương xập xệ, dù hồ đập có nhiều và hiện đại đến mấy thì hệ thống thủy lợi cũng chẳng thể phát huy hiệu quả.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm