| Hotline: 0983.970.780

Những ông chồng chạy xô… ăn tết

Thứ Năm 20/01/2011 , 12:16 (GMT+7)

Tết sắp đến cũng là lúc nhiều gia đình bắt đầu vạch kế hoạch, phân chia thời gian để… chạy xô. Nguyên do là vì họ lập nghiệp và xây dựng gia đình ở xa quê. Dịp nghỉ ngơi đoàn tụ này khiến không ít người rơi vào cảnh mệt mỏi vì phải “chạy” tới hai, ba nơi (quê chồng, quê vợ, nhà riêng)…

Lấy vợ xa… mệt lắm

Ba năm trước, khi anh Hưng (ở đường Chùa Hà, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đưa người yêu về quê (Nam Định) “ra mắt”, bố mẹ anh đã tỏ ý không vui. Không phải cô dâu tương lai không xinh xắn, nhanh nhẹn và ngoan ngoãn, lý do duy nhất khiến bố mẹ Hưng e ngại là quê cô ấy ở quá xa, mãi tận Yên Bái. Nhưng rồi, anh Hưng đã thuyết phục được bố mẹ đồng ý vì hai người sống và làm việc tại Hà Nội.

Trước khi kết hôn, vợ chồng Hưng - Huyền đã có những cam kết nhất định về việc “đối nội - đối ngoại”. Hưng nói: “Nhà anh, nhà em đều ít người, hai vợ chồng mình lại đều là con trưởng, nên coi việc của hai nhà quan trọng như nhau. Anh đối xử với nhà ngoại thế nào thì em cũng nên đối xử lại với nhà nội như vậy. Không có sự phân biệt đối xử giữa hai nhà mà phải bình đẳng. Năm nay ăn tết nhà nội thì sang năm về nhà ngoại”. Huyền nghe chồng nói vậy thì mừng lắm.

Thế nhưng, cuộc sống không thuận theo những gì đã vạch sẵn. Lấy chồng ba năm cũng là ngần ấy cái tết Huyền phải ăn tết ở quê nội. Năm đầu tiên thì tất nhiên dâu mới phải về nhà chồng rồi; năm thứ hai mang bầu, Hưng không dám cho vợ đi xa nên Huyền cũng đành theo chồng về nội; năm nay, con còn bé, mà thời tiết ở Yên Bái rất lạnh, sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ của con nên Huyền cũng đang đắn đo.

Dù ăn tết ở quê nội hay quê ngoại thì Huyền vẫn cảm thấy sợ đến tết. Cô thương chồng cả năm làm việc vất vả, đến mấy ngày cuối năm lại không được nghỉ ngơi mà phải “chạy xô” chúc tết. Nếu cả nhà ăn Tết nhà nội thì trước đó, chồng cô phải về quê ngoại chúc tết và ngược lại. Để về quê vợ, Hưng phải đi mất nửa ngày đường, về đến nhà chưa kịp nghỉ ngơi thì đã đi chúc tết họ hàng, sáng hôm lại xuống Hà Nội để cùng gia đình về Nam Định. Năm nay, anh có kế hoạch về chúc tết nhà nội chỉ trong một ngày rồi lên ngay, “để em và con có thêm một ngày ở với ông bà ngoại”, Hưng nói. Thấy chồng tâm lý, chị Huyền chảy nước mắt vì xúc động, lại thêm phần thương anh…

Anh Khánh ở Đông Anh (Hà Nội) cho biết, đã thành thông lệ, gia đình anh chỉ có mùng một tết là thư thái. Ba ngày tết của cả gia đình anh diễn ra trên từng cây số. Mùng hai về quê nội ở Thái Nguyên, mùng ba thăm quê ngoại ở Hà Nam. Dù trời mưa hay nắng thì tục lệ ấy vẫn không hề thay đổi. Anh Khánh kể: “Có năm tôi say rượu, tưởng không về quê ngoại được, hai đứa con thì phụng phịu, vợ cũng thần mặt ra khiến tôi áy náy quá. Từ đó trở đi, dù vui đến đâu tôi cũng không dám uống nhiều. Cả năm có một lần tết cũng phải vì vợ vì con một chút chứ”.

Bên cạnh một số ông chồng không được tâm lý cho lắm, thì hầu hết những người chồng lấy vợ ở xa đều rất cảm thông, chia sẻ với vợ. Anh Thạch (quê Vĩnh Phúc) lấy vợ ở Huế cho biết. Hồi mới cưới, tôi hứa với ông nhạc là sẽ làm rể, nhưng sau mấy năm, do hoàn cảnh gia đình nên vợ tôi phải theo chồng ra ngoài Bắc. Tôi biết mình có lỗi với ông bà nhạc, nên cách một năm lại cho cả nhà vào trong Huế chơi từ trước tết đến hết lịch nghỉ. Năm nào chúng tôi không vào thì cho con cái, các cháu gọi điện hỏi thăm ông bà. Vợ tôi thấy vậy nên cũng không trách móc chồng nhiều. Ngược lại, tôi còn được lòng của cả gia đình bên vợ.

Chị Minh Phương mới lấy chồng năm ngoái tủm tỉm kể: Mình dân Hà Nội gốc, chưa bao giờ được đón tết ở quê. Tết năm trước về nhà chồng, thấy lạ lẫm ghê. Họ vẫn giữ được những nét rất cổ truyền. Theo đó, thì mồng một đi chúc tết họ nội, mồng hai tết nhà ngoại, mồng ba bạn bè tụ tập vừa họp lớp vừa đi tết thầy cô giáo. Ông xã mình lấy vợ xa nên mồng hai phải dậy từ tờ mờ sáng, lịch bịch bánh trái để còn đèo vợ đi Hà Nội chúc tết ông bà nhạc. Khổ, phóng xe 50 cây số giữa trời giá lạnh. Khổ hơn nữa là mười mấy năm rồi anh sống ở Sài Gòn, chả phải chịu tí teo lạnh nào. Năm ngoái ra Bắc chịu ngay phải trận rét thế kỷ, cũng may sức trẻ...

Tính sao cho vừa lòng nhau

Mấy ông chồng có cùng cảnh lấy vợ xa, nhân buổi chén tạc chén thù mới ngâm nga: “Chém cha cái kiếp lấy vợ xa/ Ngày tết đông vui chẳng được về”. Tết mang niềm vui đến nhiều nhà. Nhưng dịp này cũng khiến nhiều gia đình lục đục vì chuyện “ăn tết ở đâu”, quà cáp thế nào... Với các cô gái lấy chồng xa, ngày thường đã có nhiều thiệt thòi, đến tết, nếu không được chồng và gia đình chồng cảm thông thì nỗi buồn lại càng nhân lên gấp bội.

Rõ ràng, tâm lý chung của đàn ông là không mấy ai muốn về nhà vợ vào dịp tết, cũng như phụ nữ lúc nào cũng muốn ăn tết với bố mẹ đẻ. Song, đã xây dựng gia đình thì cả hai phải vì nhau mà cư xử cho đúng, làm sao báo hiếu với cả hai bên bố mẹ công bằng. Ăn tết bên này thì cũng phải có lần ăn tết bên kia. Nếu không người già dễ tủi thân lắm.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm