| Hotline: 0983.970.780

Nông dân mất đất vì vay nặng lãi

Thứ Ba 24/09/2013 , 10:09 (GMT+7)

Không ít hộ dân tại xã Bom Bo (huyện Bù Đăng, Bình Phước) rơi vào cảnh điêu đứng vì bị một số kẻ cho vay nặng lãi lừa gạt, chiếm toàn bộ diện tích đất canh tác lẫn nhà ở.

Không ít hộ dân tại xã Bom Bo (huyện Bù Đăng, Bình Phước) rơi vào cảnh điêu đứng vì bị một số kẻ cho vay nặng lãi lừa gạt, chiếm toàn bộ diện tích đất canh tác lẫn nhà ở.

Hầu hết những kẻ cho vay nặng lãi nắm được hoàn cảnh gia đình những người dân nghèo nên khi họ cần gấp những khoản tiền nóng để chữa bệnh, hay lo việc gia đình là chúng đến gạ cho vay. Khi “cá đã cắn câu”, chúng không ngần ngại hét một mức lãi trên trời. Cụ thể, nếu vay 10 triệu đồng thì mỗi tháng phải trả lãi 1 triệu đồng.

Cụ Điểu Năng (ngụ thôn 5) từng là nạn nhân của những kẻ cho vay nặng lãi kể: “Bọn họ biết gia đình tôi nghèo, không có tiền ăn, tiền chữa bệnh. Bọn họ bảo tôi qua nhà ông N.T vay tiền, vậy là tôi đi vay thôi”.

Cụ Năng vay 10 triệu, chỉ sau 1 năm số lãi đã tăng hơn gấp đôi tiền vốn. Thời hạn vay tối thiểu là 1 năm và tối đa là 2 năm. Với số tiền lãi mỗi tháng cứ tăng gấp bội như vậy thì người vay sẽ không bao giờ trả hết.


Cụ Điểu Năng kể lại câu chuyện mất đất

Theo như lời cụ Năng kể, mục đích chính của những kẻ cho vay nặng lãi không nhắm vào “tiền tươi”, mà thực chất là đất. Người dân tộc bản địa trước đây có diện tích đất canh tác khá lớn, vì thế họ trở thành miếng mồi béo bở để những kẻ cho vay nặng lãi nhắm đến.

Khi chúng tôi hỏi cụ Năng giấy tờ vay tiền đâu thì cụ chỉ biết lắc đầu. Cụ bảo: “Ông N.T đưa ra tờ giấy ghi nợ và bảo tôi ký vào, còn trong đó nội dung như thế nào thì tôi hoàn toàn không hay, cũng không được giữ. Chẳng những thế mà khi đến hẹn trả nợ, họ thẳng tay đến siết nhà, siết đất mà không một ai có thể can thiệp vào được”.

Cụ nói thêm: “Đúng ngày hẹn là họ kéo vào siết hết sạch đồ đạc, đất cát, đuổi tôi ra khỏi nhà. Năm đó là cuối 2008, trong suốt 2 năm sau, tôi may mắn được gia đình người thân cho một miếng đất nhỏ để ở. Thế là tôi đi kiếm lá, xin gỗ, dây rừng về làm tạm bợ cũng thành cái nhà".

Một ngày bà Thị Tài (vợ cụ Điểu Năng) đi làm người ta cũng chỉ thuê đào hố cà phê. Bình thường người nhanh tay, khỏe mạnh, thạo việc thì đào 1 ngày tới cả 20 đến 30 hố, còn sức bà đào cật lực cũng chỉ có 9 đến 10 hố. Hố đẹp thì được trả 5 nghìn đồng, hố bà đào không đạt yêu cầu, không đủ độ sâu nên họ cho có 1 - 2 nghìn đồng/hố. Thành ra, bà đi làm cả ngày cũng chỉ kiếm đủ tiền mua được ít gạo, điếu thuốc và cây nến để thắp sáng mà thôi.

Gia đình bà Thi Kle, đồng bào Stiêng, cũng là một trong rất nhiều nạn nhân của những kẻ cho vay nặng lãi do không có tiền chữa bệnh cho chồng, con; nhà lại hết gạo, vườn điều cũng thất thu, đã vay nóng 2 ông Đ. và P. gần đó với số tiền 9 triệu đồng. Trong một tháng, bà nhận liên tiếp 2 tin dữ khi đứa con nhỏ qua đời do bệnh tình quá nặng, chưa đầy 1 tuần sau, người chồng của bà cũng theo con ra đi. Mất người, tiền bạc, gia đình gánh chịu vô vàn đau thương. Nỗi đau buồn còn chưa nguôi ngoai thì đến hạn phải trả nợ, 2 ông Đ. và P. cho người vào lấy hết giấy tờ đất đai, nhà cửa, siết hết đất đai canh tác của bà. Gia đình may mắn được chính quyền cất cho căn nhà tình thương trên mảnh đất cho mượn của ông cậu. Còn trong nhà, đến cái giường còn không thấy, chỉ có duy nhất 2 cái chiếu rách bươm trải ra trải vào để ngủ dưới nền đất lạnh. Cả 4 đứa con đang tuổi đi học cũng phải ở nhà phụ mẹ làm thêm kiếm miếng ăn, cô gái lớn đến cả cơ hội nhìn mặt chữ cũng không có.

Người dân ở đây còn kể chuyện về gia đình ông Điểu Lên (thôn 5), chỉ vay nặng lãi gần 9 triệu đồng để lo miếng cơm, lo chữa bệnh, để rồi món nợ phải trả đã lên tới hơn 60 triệu đồng. Bị chủ nợ siết nhà, siết hết đất, ông Điểu Lên hằng ngày đi lang thang, hết qua thôn này lại sang thôn khác. Ông Điểu Lên còn có 2 người con nhưng họ cũng bị chủ nợ đòi nợ thay cha nên cũng bỏ xứ đi làm ăn ngoài, không thấy trở về.

Những chuyện như vậy đều được người dân kể một cách rất rành mạch, ai cũng bảo là có rất nhiều trường hợp như trên. Nhưng để can thiệp hay có biện pháp nào ngăn chặn việc những kẻ này lợi dụng đồng bào dân tộc thiểu số ít học, thiếu hiểu biết về pháp luật để mưu lợi bất chính thì lại rất khó.

Ông Lê Văn Xinh, Chủ tịch UBND xã Bom Bo, nói: “Rất khó để can thiệp được vào vấn đề này vì họ mua bán đất, hay vay, trả nợ đều là đất của họ, họ được toàn quyền quyết định, mình đâu thể can thiệp. Hơn nữa, khi vay nặng lãi, họ không trình báo bất cứ điều gì với chính quyền địa phương nên không ai hay biết”.

"Chính quyền xã cũng thường xuyên tuyên truyền cho người dân hiểu rõ hơn về luật pháp, cố gắng tạo mọi điều kiện để con em họ được đến trường bằng việc hỗ trợ thêm về tiền bạc, lúa gạo. Ngoài những căn nhà tình thương được xây dựng, xã cũng thường ủng hộ cho những gia đình này gạo ăn. Ngoài ra, xã còn tích cực vận động đến thôn, tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, mở các lớp tập huấn về nông nghiệp, phát triển văn hóa tiến bộ nhằm xóa bỏ đi các hủ tục", ông Lê Văn Xinh - Chủ tịch UBND xã Bom Bo.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm