| Hotline: 0983.970.780

Sau 20 năm thi công, tiền đầu tư đội lên gấp hơn 2 lần mà đường vẫn chưa xong

Thứ Sáu 10/03/2017 , 07:30 (GMT+7)

Mùa hè năm 1996, đường Bình Chuẩn chính thức khởi công. Bà con nhân dân các dân tộc Bình Chuẩn mừng hơn ai hết, họ mổ lợn ăn mừng và háo hức đi xem đông hơn trẩy hội. Nhiều người mong ước tết này có thể yên tâm xuống chợ huyện nhanh chóng, đi về trong buổi vì có đường tốt... Từ đó đến nay đã hơn 20 mùa rẫy mà đường vẫn chưa xong.

Năm 1995, lên công tác tại xã Bình Chuẩn, huyện Con Cuông (Nghệ An), ngồi bên bếp lửa trò chuyện với các già làng được biết tâm nguyện của các già mong muốn Nhà nước mở giúp con đường về huyện để bà con xuống chợ được thuận lợi hơn.

17-46-16_dsc08294
Đường tại bản Hồng Điện (Đôn Phục) bị sạt lở, trời mưa lưu thông rất nguy hiểm
 

Già làng Lương Văn Cường nói: “Cán bộ à! Cán bộ về thưa với tằng nưa (thưa với trên) mở giúp ta con đường với. Ta sắp về với Phà Then (về trời), nhưng chưa biết cái phố huyện sau 10 năm đổi mới nó sầm uất thế nào? Không phải ta không thích! Mà tại cái đường xuống núi nó vẫn dốc và ngoằn nghoèo như xưa, trong khi cái chân ta lại yếu mất rồi”.

Sau chuyến công tác đó, về nhà tôi có viết bài báo: "Bình Chuẩn khát vọng một con đường". Bài báo được một số báo đăng và đã đến tai nhà chức trách. Năm 1996, dự án đường từ Thanh Đào, xã Bồng Khê lên Bình Chuẩn dài 30km được Chính phủ đầu tư với kinh phí đầu tư hơn 90 tỷ đồng.

Mùa hè năm 1996, đường Bình Chuẩn chính thức khởi công. Bà con nhân dân các dân tộc Bình Chuẩn mừng hơn ai hết, họ mổ lợn ăn mừng và háo hức đi xem đông hơn trẩy hội. Nhiều người mong ước tết này có thể yên tâm xuống chợ huyện nhanh chóng, đi về trong buổi vì có đường tốt.

Từ đó đến nay đã hơn 20 mùa rẫy mà đường vẫn chưa xong, nhiều đoạn vẫn án binh bất động. Một số đoạn do thi công dở dang nên càng khó đi hơn đường mòn của hơn 20 năm trước. Già làng ngồi tâm sự với tôi nay đã thành người thiên cổ mà đường vẫn chưa xong. Nhiều cuộc tiếp xúc cử tri bà con đã phản ảnh với Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, huyện.

17-46-16_dsc08334
Đường tại chân dốc Pù Lìu sạt lở rất nguy hiểm cho người và phương tiện khi gặp trời mưa

 

Già làng Lương Đình Hoan đã đề nghị trả lại đường cũ cho bà con, để thà khó đi nhưng còn hơn đường bây giờ thường xảy ra tai nạn, nhất là mùa mưa đường trơn như đổ mỡ. Điều đáng nói là, hơn 20 năm thi công đường mới chỉ hoàn thành gần 20km, còn 10km vẫn lổn nhổn. Riêng xã Đôn Phục gần như chưa làm được đoạn nào. Bà con 3 bản Làng Xiềng, Hồng Thắng, Hồng Điện gần 20 năm nay chịu cảnh nắng thì bụi mù trời, mưa thì lầy lội trơn trượt.

Từ kinh phí ban đầu 90 tỷ nay vốn làm đường đã đội lên 225 tỷ mà mới làm được gần 20km và 4 cái cầu bắc qua các suối lớn. Một nhà thầu (xin được giấu tên) tâm sự: "Nếu năm 1996, huyện cho em làm thì chậm lắm hơn 1 năm sau em sẽ hoàn thành và kinh phí không vượt thêm 1 đồng".

Hiện nay hơn 10km đường chưa xong, thì một số nơi đường làm trước đã xuống cấp, chiếc cầu qua bản Hồng Điện đến dốc Pù Lìu mố cầu làm dở đã bị hư hỏng, sắt thép han rỉ, cây cối che lấp, còn cầu qua Bản Quăn vẫn chưa nối thông đường. Bà con Bình Chuẩn muốn xuống phố huyện nếu trời mưa phải ngược lên huyện Tương Dương, sau đó theo đường 7A xuống Con Cuông chiều dài gấp gần 4 lần trước.

17-46-16_dsc08303
Chiếc cầu nối bản Hồng Thắng (Đôn Phục) với dốc Pù Lìu có nguy cơ bị xóa sổ

 

Theo thống kê hiện nay Con Cuông còn 81 công trình chưa được quyết toán, trong đó có đường Bình Chuẩn. Trong khi đường Bình Chuẩn hơn 20 năm đội vốn lên gấp hơn 2 lần mới xong hơn một nửa. Sân vận động 12 tỷ đã rót cho nhà thầu hơn 8 tỷ nay bỏ hoang. Đường Mậu Đức đi Thạch Ngàn đang hành dân mỗi khi mưa gió và gần 80 công trình khác của Con Cuông chưa được quyết toán.

Điều mà dư luận trăn trở là nhiều công trình còn ngổn ngang, nhiều chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ huyện các khóa đề ra không đạt như thu ngân sách, thế mà có 3 lãnh đạo huyện được nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

Nhiều người dân bức xúc nói thẳng: Hai nhiệm kỳ Đại hội qua, Con Cuông ít thay đổi, chỉ có kinh tế nhà các lãnh đạo thay đổi lớn. Mong mỏi có một con đường của bà con Bình Chuẩn nghe ra còn xa lắm...

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm