| Hotline: 0983.970.780

Tại sao người Ai Cập tôn sùng loài bọ hung ăn phân?

Chủ Nhật 29/05/2016 , 09:01 (GMT+7)

Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là người Ai Cập cổ đại từ thế kỷ XVII đã tôn sùng loài bọ cánh cứng này vì hình ảnh bọ hung lăn phân vào ban ngày, đến tối muộn tìm cách chôn giấu chúng rồi sáng lại "kéo lên" tiếp tục cuộc hành trình, giống như hình ảnh vị thần Mặt trời...

Loài bọ hung vốn nổi tiếng trong thế giới động vật với lối sống kì lạ và chậm chạp. Chúng có thể dành cả ngày để lăn phân, vê thành hình tròn rồi lăn về tổ. Phân cũng chính là thức ăn của loài vật này, chính vì vậy cái tên bọ hung ăn phân ra đời.

Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là người Ai Cập cổ đại từ thế kỷ XVII đã tôn sùng loài bọ cánh cứng này vì hình ảnh bọ hung lăn phân vào ban ngày, đến tối muộn tìm cách chôn giấu chúng rồi sáng lại "kéo lên" tiếp tục cuộc hành trình, giống như hình ảnh vị thần Mặt trời cần mẫn lăn ngôi sao sáng qua bầu trời, chôn ngôi sao khi mặt trời lặn và đào lên ở phía đông vào lúc bình minh.

Không chỉ có vậy, loài bọ cánh cứng này còn có thể được ví là những thủy thủ xuất sắc, biết sử dụng mặt trời làm hoa tiêu khi lăn phân, nhằm lăn phân về tổ thật nhanh theo đường ngắn nhất để tránh nguy cơ bị những con bọ hung khác tấn công, tranh giành cục phân.

Tuy nhiên khả năng di chuyển của chúng còn đáng kinh ngạc hơn. Khi mặt trời lặn, bọ hung có thể chuyển sang dùng mặt trăng làm “hoa tiêu”.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu không có mặt trăng? Vào năm 2013, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm vào một đêm không trăng và đặt những chiếc mũ nhỏ lên đầu bọ hung để làm giảm thị lực của chúng. Kết quả là những con bọ hung này đã dùng ngân hà để tự định hướng, đây là một trường hợp hoàn toàn cá biệt trong thế giới động vật. Khi bị đội mũ, chúng có thể di chuyển trên đúng một đường thẳng.

Bọ hung vốn là biểu tượng của thần Mặt trời của người Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên, người Ai Cập lại hiểu sai về phương pháp sinh nở của loài côn trùng cánh cứng này. Thực tế là bọ hung đực “khắc” cục phân thành hình tròn nhằm mục đích thay thế cho trứng của bọ hung cái, chính vì vậy chúng không cần tới con cái trong quá trình sinh sản.

Con đực chỉ cần bơm tinh dịch vào bên trong cục phân tròn, sau đó ấu trùng nở, ăn phân xung quanh nó rồi hóa nhộng và chui ra bên ngoài. Chính hành động này đã biến bọ cánh cứng thành sinh vật đóng vai trò chủ chốt với nhiều hệ sinh thái.

Đặc biệt với châu Phi - nơi có hàng ngàn các loài động vật khác nhau và mỗi ngày thải ra một lượng phân nhiều tới mức chóng mặt. Bọ hung sẽ xử lý đống phân này bằng cách lấy từng chút một, vê tròn rồi lăn về tổ, điều này giúp phân trải đều trên các cánh đồng. Việc làm này cũng đồng thời lấy đi nguồn thức ăn của loài ruồi, nhờ vậy tránh được tình trạng ô nhiễm môi trường.

Do đó, theo các nhà khoa học, loài bọ hung ăn phân này hoàn toàn xứng đáng nhận được sự tôn sùng của người Ai Cập cổ đại. Thậm chí người Hy Lạp còn tôn chúng làm ông vua của thế giới người tí hon thần thoại và ví chúng với thần Dớt vì những sức mạnh đặc biệt ẩn chứa bên trong loài bọ cánh cứng nhỏ bé này.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất