| Hotline: 0983.970.780

Tiếng sóng trong vỏ ốc

Thứ Hai 14/10/2013 , 09:44 (GMT+7)

Tại sao khi ghé tai nghe vỏ ốc biển, ta lại nghe thấy tiếng gió ở trong đó?

* Tại sao khi ghé tai nghe vỏ ốc biển, ta lại nghe thấy tiếng gió ở trong đó?

Vũ Thị Kim Oanh, Phong Điền, Thừa Thiên-Huế

Đặt một chiếc vỏ ốc hay vỏ sò lớn vào tai, bạn sẽ nghe thấy tiếng sóng dịu êm của biển. Tuy nhiên, đại dương mênh mông không thể nào chui vào được cái vỏ nhỏ bé ấy. Vậy âm thanh đó thực sự là gì? Câu trả lời là bạn đang nghe chính những tiếng động xung quanh nhưng đã được biến đổi dựa trên một số nguyên tắc của vật lý học.

Thứ nhất, các loại vỏ hoạt động giống như một “thiết bị cộng hưởng” (thiết bị gây tiếng vang). Khi mím môi thổi qua miệng chai rỗng, bạn sẽ nghe thấy âm thanh của một nốt nhạc được dội lại từ phía trong chai. Theo ngôn ngữ khoa học, nó gọi là “khoang cộng hưởng”.

Các loại vỏ đều có hình dạng lồi lõm, to nhỏ bất thường, vì vậy phản xạ âm thanh của nó sẽ xuất hiện ở nhiều tần số khác nhau. Tuy nhiên, để những chiếc vỏ có thể tạo ra âm thanh đại dương thì môi trường xung quanh đó phải có tiếng động. Nếu bạn đi vào một căn phòng cách âm và đặt vỏ ốc lên tai, chắc chắn bạn sẽ không nghe thấy gì.

Thứ hai, bộ não con người khá xuất sắc trong việc tưởng tượng. Chúng ta có thể nhìn thấy những con vật lấp ló trên các đám mây, hình dung được khuôn mặt của Chúa Giêsu xuất hiện trong một miếng khoai tây...

Thứ ba, con người sống trong một biển âm thanh nhưng hầu hết đều không để ý đến. Bộ não của chúng ta thường bỏ qua các tạp âm. Sự kết hợp của tai và não đã làm thay đổi âm thanh đi vào. Não cố gắng giải thích xuất xứ của tiếng động mới này là vì bạn đã hoặc đang ở gần biển, và vì vậy nó chính là “tiếng sóng đại dương” vọng về.

* Các khí nhân tạo nào gây ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất đối với con người và khí quyển trái đất?

Trần Văn Hữu, Đại Lộc, Quảng Nam

Các khí nhân tạo nguy hiểm nhất đối với sức khoẻ con người và khí quyển trái đất đã được biết đến gồm: Cacbon đioxit (CO2); Dioxit Sunfua (SO2); Cacbon monoxit (CO); Nitơ oxit (N2O); Clorofluorocacbon (còn gọi là CFC) và Mêtan (CH4).

Thông thường, lượng CO2 sản sinh một cách tự nhiên cân bằng với lượng CO2 được sử dụng cho quang hợp. Hai loại hoạt động của con người là đốt nhiên liệu hoá thạch và phá rừng đã làm cho quá trình trên mất cân bằng, có tác động xấu tới khí hậu toàn cầu... 

Vì vậy, thảm thực vật được xem là tác nhân tự nhiên có tác dụng làm giảm ô nhiễm CO. Khi con người ở trong không khí có nồng độ CO khoảng 250 ppm sẽ bị tử vong. N2O là loại khí gây hiệu ứng nhà kính, được sinh ra trong quá trình đốt các nhiên liệu hoá thạch. Hàm lượng của nó đang tăng dần trên phạm vi toàn cầu, hàng năm khoảng từ 0,2 - 0,3%.

Một lượng nhỏ N2O khác xâm nhập vào khí quyển do kết quả của quá trình nitrat hoá các loại phân bón hữu cơ và vô cơ, N2O xâm nhập vào không khí sẽ không thay đổi dạng trong thời gian dài. Chỉ khi đạt tới những tầng trên của khí quyển nó mới tác động một cách chậm chạp với nguyên tử oxy. Clorofluorocacbon (viết tắt là CFC): CFC là những hoá chất do con người tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp và từ đó xâm nhập vào khí quyển.

Dạng sol khí thường làm tổn hại tầng ôzôn, do đó là sự báo động về môi trường. Mêtan là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Nó được sinh ra từ các quá trình sinh học, như sự men hoá đường ruột của động vật có guốc và những động vật khác, sự phân giải kỵ khí ở đất ngập nước, ruộng lúa, cháy rừng và đốt nhiên liệu hoá thạch. CH4 thúc đẩy sự ôxy hoá hơi nước ở tầng bình lưu. Sự gia tăng hơi nước gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn nhiều so với hiệu ứng trực tiếp của CH4.  

* Môi con bị thâm bẩm sinh, con đi phun viền môi, 1 cái viền bị đỏ rực lên, con cả cái môi thì hồng thâm thâm đen, nhìn rất là kỳ cục. Có cách nào làm cho môi con bình thường được không ạ?

Phạm Thu Hằng, Thanh Trì, Hà Nội

Theo BS Đoàn Mạnh Khải thì "các vết xăm hay phun xăm hiện nay có thể xóa mờ hoặc xóa hoàn toàn bằng laser tùy theo màu sắc và chất liệu cũng như kỹ thuật phun, xăm. Cháu có thể đến khám tại BV Da liễu TP.HCM hoặc BV ĐHYD TP.HCM và đề nghị được xóa xăm.

Tuy nhiên, việc xóa xăm phải cần nhiều liệu trình và chi phí khá cao". Tại miền Bắc cháu có thể khám và điều trị ở Khoa Phẫu thuật mặt hàm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm